Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa: TL
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của địa phương chủ động nhập hàng thủy sản từ các nước khác về dự trữ nhưng không xuất bán, chờ tăng giá. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn khiến giá tôm trong tỉnh sẽ giảm theo vì “dội hàng”.
Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh cho biết, tình trạng nhập khẩu tôm nguyên liệu như hiện nay của các doanh nghiệp trong tỉnh khiến người nông dân sẽ tiếp tục gặp khó về giá trong thời gian tới. Viễn cảnh người nuôi tôm Cà Mau sẽ lại “thua trên sân nhà” là điều rất dễ xảy ra.
Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng nguyên liệu giảm rất mạnh trong hai quý đầu năm, dù đã có dấu hiệu tăng nhẹ trong những ngày vừa qua nhưng vẫn thấp hơn 33% so với cùng kỳ, còn so với đầu năm thì vẫn thấp hơn đến 24%. Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg, hiện có giá 170.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với tháng 5 nhưng giảm 55.000 đồng/kg so với đầu năm và giảm đến 80.000 đồng/kg so với cùng kỳ của năm 2014.
Ông Huỳnh Văn, huyện Cái Nước cho hay, giá thương lái đến tận nhà thu mua hiện chỉ ở mức 155.000 đồng/kg với loại tôm sú 30 con/kg, thấp hơn rất nhiều so với đầu năm. Trong khi hình thức nuôi tôm quảng canh của bà con nơi đây là phải thả giống liên tục, trung bình 1,5 tháng thả giống 1 lần. Gia đình ông mỗi lần thả khoảng 100.000 con giống tương đương khoảng 5 triệu đồng, với giá cả tôm nguyên liệu như hiện nay gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong việc thả con giống đòi hỏi sự liên tục như vậy.
Theo dự báo, giá tôm có thể tăng trở lại vào quý 3 nhưng vẫn không thể bằng mức giá cao nhất thời điểm của năm 2013, 2014. Kỷ lục 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất của năm 2014 khó có thể lặp lại. Trong khi đó, nhiều diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại, gây khó khăn cho người nuôi trong việc thả tiếp vụ tôm mới. Tính từ đầu năm tới nay, tỉnh Cà Mau có 335 ha tôm nuôi công nghiệp và 3.724 ha tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh, mức độ thiệt hại từ mức 10 -50% năng suất.
Tôm nuôi bị thiệt hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt là vụ tôm trái mùa vừa qua đã khiến nhiều người nuôi tôm Cà Mau điêu đứng. Dó đó, người nuôi càng trông chờ vào sự “đi lên” của giá bán, nhưng với tình hình giá cả như hiện tại, người nuôi tôm Cà Mau sẽ còn đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.