Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trường THPT An Lạc Thôn.
Nói đến nghiên cứu khoa học thì phần lớn mọi người thường nghĩ ngay đến các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung tâm nghiên cứu…,ít ai nghĩ có ở các trường học, nhất là vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại trường THPT An Lạc Thôn lại xuất hiện một “Trung tâm nghiên cứu khoa học” thu nhỏ, mà nơi đó người trực tiếp tham gia nghiên cứu là những học sinh chưa tốt nghiệp lớp 12…Thầy Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “em yêu môi trường” trường THPT An Lạc Thôn chia sẽ: Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được ngành giáo dục của tỉnh quan tâm đặt lên hàng đầu.Trước đây, theo phương pháp dạy học cũ, người thầy đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, phương pháp này ít mang lại hiệu quả vì không phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ vấn đề đó, năm 2011 trường THPT An Lạc Thôn thành lập Câu lạc bộ “em yêu môi trường”, với 100 thành viên là những học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 đang theo học tại trường. Mục đích thành lập Câu lạc bộ “em yêu môi trường” ngoài việc giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương… thì còn tạo điều kiện cho học sinh làm quen với việc nghiên cứu khoa học theo hướng phát huy năng lực tự học, giáo dục học sinh kỹ năng tư duy sáng tạo, tập dượt cho các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học từ đơn giản đến phức tạp…
Để thực hiện được việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học trong nhà trường, giáo viên của trường đã hướng dẫn, giúp học sinh hiểu được quy trình công việc, những đề tài mang tính thực tiễn, sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương để xử lý: nước giếng khoan, thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm, tiết kiệm nước trong trồng trọt, xử lý nước mưa và nước mặn đơn giản…Em Huỳnh Dương Băng Băng, học sinh lớp 12- thành viên Câu lạc bộ “em yêu môi trường” cho biết, khi nhà trường thành lập được câu lạc bộ, em đã đăng ký làm thành viên của câu lạc bộ. hàng tuần câu lạc bộ có tổ chức sinh hoạt với nhiều chủ đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, mỗi thành viên đưa ra các đề tài, sáng kiến của mình để các thầy cô trong Ban chủ nhiệm xem xét, chọn lựa và hướng dẫn các em đi vào nghiên cứu. “Đây là sân chơi rất bổ ích giúp cho các em có cùng đam mê sở thích tiếp cận, trực tiếp tham gia nghiên cứu các đề tài góp phần ứng dụng ở địa phương để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường”. Còn em Võ Tuấn An, thành viên Câu lạc bộ “em yêu môi trường” phấn khởi nói: “Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong ban chủ nhiệm cộng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, các sở ngành mà nhiều đề tài nghiên cứu của các em đã đạt giải cao trong các cuộc thi do các bộ, ngành, địa phương tổ chức như: hệ thống báo động nước nhiễm mặn, hệ thống tưới nước tự động ở công viên…
Ngoài việc nghiên cứu các đề tài bảo vệ môi trường, thì thành viên câu lạc bộ em yêu môi trường cũng thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Theo của Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ “em yêu môi trường”, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay câu lạc bộ đã thực hiện nghiên cứu được hơn 60 đề tài, chủ yếu về công tác bảo vệ môi trường và trong số đó có nhiều đề tài đã đạt giải cao trong các cuộc thi cấp huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế. Ví dụ như trong cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Liên Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đồng tổ chức có 23 đề tài của câu lạc bộ được trao giải, trong đó có 02 đề tài được chọn đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Quốc tế tại Stockholm - Thụy Điển… Thầy Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm câu lạc bộ “em yêu môi trường” phấn khởi nói “Điều vui nhất đối với Ban Giám hiệu nhà trường, Chủ nhiệm câu lạc bộ là đã tạo điều kiện để khơi dậy được đam mê, phát huy tính sáng tạo, chủ động tiếp cận, nghiên cứu các đề tài khoa học của các em học sinh góp phần giúp địa phương trong việc tuyên truyền, áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường”.
Cũng theo thầy Nguyễn Ngọc Hải, để việc nghiên cứu của các em phát huy hiệu quả trước hết là cần nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu trường, sự hỗ trợ, ủng hộ của phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp các em thực hiện nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao. Nghiên cứu khoa học không là gì to tác, không phân biệt học sinh nông thôn hay thành thị, không chỉ dành cho sinh viên đại học - cao đẳng, mà cả học sinh THPT vẫn có khả năng nghiên cứu khoa học nếu các em có sự yêu thích, đam mê, nhiệt tình, tích cực nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cô vẫn mang lại thành công như mong đợi. Thực tế cho thấy, học sinh có rất nhiều ý tưởng hay, những ý tưởng rất thực tiễn gần với cuộc sống, với các em như: Xử lý nước nhiễm phèn; Mô hình VACB; Hệ thống xử lý khói lò than; Hệ thống xử lý nước mưa khép kín; Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm; Nước tẩy rửa thân thiện;Mô hình trồng rau sạch;Hệ thống xử lý khói lò than;… Đặc biệt các em có khả năng nghiên cứu khoa học rất tốt, vì thế chúng ta cần tạo điều kiện tốt cho các em phát huy những tài năng của mình thông qua hướng dẫn cho các em tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, tổ chức các chương trình ngoại khóa, tài năng các em sẽ được phát huy.
Ông Trần Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho hay, trong thời gian qua Sở tài nguyên và Môi trường đã có nhiều sự hỗ trợ đối với câu lạc bộ “em yêu môi trường” tại trường THPT An Lạc Thôn. Chúng tôi đánh giá rất cao các đề tài nghiên cứu của các em học sinh ở Câu lạc bộ này, một số đề tài rất có khả thi các sở, ngành sẽ xem xét triển khai tuyên truyền, ứng dụng xử lý tại một số xã, thị trấn…. Trong thời gian tới “Sở tài nguyên sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện đề cho các em học sinh ở trường này phát huy sáng tạo, nghiên cứu cho ra đời những đề tài có giá trị thực tiễn cao, góp phần cùng địa phương tuyên truyền, xử lý bảo vệ môi trường.
Ngoài việc nghiên cứu các đề tài bảo vệ môi trường, thì thành viên câu lạc bộ em yêu môi trường cũng thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.