Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định: Trong mùa mưa bão năm nay, vùng biển phía Tây của tỉnh triều cường thường xuyên dâng cao, kết hợp với mưa, dông và sóng với cường độ mạnh, nhiều khả năng đai rừng phòng hộ khu vực này bị phá hủy. Sóng biển tác động trực tiếp vào thân đê gây sạt lở đê biển Tây, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Theo đó, tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét, bố trí vốn đầu tư xây dựng tuyến kè ngầm tạo bãi với chiều dài 15km ở khu vực đê biển Tây, nhằm tạo điều kiện cho cây mắm mọc tái sinh khôi phục rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ bền vững đê biển Tây. Theo tính toán, bình quân 1km kè tạo bãi tốn kém chi phí trên 30 tỷ đồng.
Biển Tây của Cà Mau luôn luôn động, với gió cấp 7, cấp 8, gây ra sóng to làm sụp lở nhiều dải rừng phòng hộ biển Tây. Từ năm 2007 đến nay, bờ biển Cà Mau bị sạt lở bình quân 15m/năm, có đoạn sạt lở đến 50m/năm, làm mất đi diện tích rừng phòng hộ hơn 304,8 ha/năm. Trong thời gian qua, bằng nguồn vốn ngân sách của Trung ương, địa phương, chương trình đê biển và biến đổi khí hậu với tổng mức đầu tư 511 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau đã triển khai xây dựng gần 18km kè khắc phục sạt lở ở nhiều vị trí xung yếu. Cụ thể, đầu tư xây dựng khẩn cấp hơn 8,3km kè ngầm tạo bãi khắc phục sạt lở tuyến bờ biển Tây, 2,7km kè kiên cố chống sạt lở Mũi Cà Mau và gần 7km kè (bản nhựa, rọ đá, tường mềm…), góp phần giảm áp lực sóng biển khắc phục sạt lở đê biển.