Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Tác dụng của dâng hương

(09:06:12 AM 17/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Tác dụng của dâng hương có thể được chia làm hai loại: cầu khấn thần phật và cúng bái âm giới.

Đối với Phật gia mà nói, cần thành tâm niệm Phật dâng hương mới có thể được thần tiên, bồ tát, Phật tổ phù hộ. Còn Đạo gia lại dùng hương để thờ cúng thần linh trên trời, dưới đất, và trần gian, không chỉ là sự tôn trọng đối với thần linh, mà còn là cầu nối với Tam giới Thiên, Địa, Nhân.

 

Nên thắp mấy nén hương trên bàn thờ?

Tác dụng của dâng hương có thể được chia làm hai loại, một là cầu khấn thần phật, hai là cúng bái quỷ thần âm giới.

 

Tác dụng của dâng hương có thể được chia làm hai loại, một là cầu khấn thần phật, hai là cúng bái quỷ thần âm giới. Nhưng cho dù là loại nào, thường khi dâng hương, người ta thường thắp một, ba, năm, bảy, chín nén hương, bởi vì số lẻ là số dương, tỏ lòng tôn trọng.


1. Một nén hương


Một nén hương còn được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng thần linh trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.


 

Nên thắp mấy nén hương trên bàn thờ?

Thắp một nén hương, ngụ ý bình an.

 

2. Ba nén hương


Ba nén hương theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo Hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.


Đạo giáo gọi ba nén hương là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh chính là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy, Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo, Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.


Ba nén hương có thể cắm nén hương ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ, hương bên trái gọi là hương Thanh Long, hương bên phải gọi là hương Bạch Hổ.


Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.


3. Năm nén hương


Năm nén hương được gọi là Thiên Địa Ngũ Hành hương, gọi tắt là Âm Dương Ngũ Hành Hương. Có 2 cách cắm 5 nén hương, thứ nhất là sắp xếp theo năm phương, ở giữa là hương Giáo chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, trước là hương Chu Tước, sau là hương Huyền Vũ. Cách cắm thứ hai là xếp theo hình chữ nhất theo chiều ngang, nén thứ nhất là hương Thanh Long, thứ hai là Bạch Hổ, thứ ba là Quan Khẩu, thứ tư là Hộ Pháp, thứ năm là Báo Mã.


Năm nén hương là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.


4. Bảy nén hương


Bảy nén hương là Bắc Đẩu Thất Tinh hương, lần lượt gọi là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành, Dao Quang. Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.


5. Chín nén hương


Chín nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, trên thông ba mươi ba Thiên, dưới đạt ba mươi ba Địa, trên mời Ngọc hoàng đại đế, dưới mời Thập điện Diêm vương. Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.


Sự đặc biệt của nén hương đối với quê hương Việt Nam


Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.


Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu


Vậy thế nào là một bát hương linh?


 

Nên thắp mấy nén hương trên bàn thờ?

Một bát hương linh thì khi thắp hương thờ cúng, người được thờ sẽ về. Đó là những người thân, ông bà, tổ tiên.

 

- Một bát hương linh thì khi thắp hương thờ cúng, người được thờ sẽ về. Đó là những người thân, ông bà, tổ tiên.


- Bát hương không linh là bát hương nên khi thắp hương thì người được thờ sẽ không về hoặc không về được..


Vì sao bát hương không linh?


Nghĩa là thắp hương mà không có ai về và nguyên do là có mấy trường hợp sau đây:


- Trong bát hương không có Dị hiệu. (thì không biết thờ ai mà về): Nhiều bát hương ở các nhà không có Dị hiệu bên trong. Rất nhiều các bàn thờ Thần tài ở các cửa hàng không ghi Dị hiệu thờ ai làm Thần tài.


- Bát hương ghi dị hiệu không đúng: Thí dụ bát hương thờ Thần linh Thổ công lại ghi nhầm thờ người nào đó trong họ. Hoặc Dị hiệu ghi thờ quá nhiều người, trở nên lôm côm. Điều này gặp ở bất cứ người nào bốc bát hương: Thầy, cô, nhà chùa đều có thể phạm. Nhiều khi chỉ là vô tình khi bốc nhiều bát hương đã bỏ nhầm Dị hiệu nó sang bát hương kia.


- Bát hương bị yểm: Thường các bát hương này do các thầy cô đồng có điện thờ bốc. Các thầy cô đồng này đã yểm âm binh trong điện của mình vào bát hương. Hậu quả là Thần linh và Gia tiên đều không chấp nhận bát hương này (nhưng gia chủ không biết). Và điều này, Thần linh gia tiên không chịu nên không về. Kết quả là gia chủ chỉ thờ âm binh mà thôi. Rất tai hại là có nhà bốc bát hương đã trên 10 năm mà tình trạng thờ cúng cứ như vậy.


Như vậy, trong phong thủy thờ cúng việc bốc bát hương cần những người chủ nhân có tâm thiện nguyện, di dời hay lập bàn thờ thì cần xem ngày giờ chuẩn xác và lưu ý những điều trên.

BT (tổng hợp)