Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nghệ thuật vẽ tranh đường phố (Street Art) thường được gọi là nghệ thuật 3D, bởi cách tạo cho người xem ảo giác ba chiều từ một góc độ nào đó. Đứng đúng vào vị trí tác giả muốn thể hiện, bạn sẽ thấy bức tranh sống động như thật.
Thông thường, các tác phẩm của phong cách nghệ thuật đường phố được thể hiện ở những nơi công cộng, chủ yếu với mục đích tuyên truyền, bảo vệ môi trường. Thể loại này thịnh hành nhất vào năm 1980 với tên gọi phổ biến là graffiti.
Ngày nay, loại hình này vẫn tiếp tục được ưa chuộng với nhiều thuật ngữ khác nhau như Urban Art (nghệ thuật đô thị), Guerilla Art (nghệ thuật du kích), Post-Graffiti hay Neo-Graffiti. Cách làm truyền thống là phun sơn tạo thành tác phẩm.
Những nghệ sĩ lựa chọn phong cách đường phố thường truyền tải thông điệp của mình đến công chúng một cách trực tiếp và miễn phí. Đôi khi nội dung còn có thể mang tính khiêu khích.
Những nghệ sĩ đường phố thường xuyên đi du lịch khắp nơi để truyền bá thiết kế của mình. Một số người trong đó gây tiếng vang và được giới nghệ thuật chú ý, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, quảng cáo.
Ngày nay, quá trình đô thị hóa với những ngôi nhà bê tông và thiếu cây xanh là một trong số nguyên nhân khiến không khí mất đi sự trong lành vốn có. Điều này khiến nhiều nghệ sĩ đường phố tích cực sáng tạo, cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật với chất liệu thiên nhiên.
Hầu hết các tác phẩm này được du khách chụp bất ngờ trên đường du lịch, sau đó tổng hợp và chia sẻ trên mạng.
Những bức tường bao quanh nhà hay hàng rào phủ kín các loại cây dây leo thường là địa điểm lý tưởng để sáng tạo bức tranh kiểu này.
Chỉ với chút sơn, kết hợp ánh sáng và cảnh quan xung quanh của những tán cây, các bức tường trở nên sống động.
Ngoài Mỹ, nhiều nước châu Âu và Á như Pháp, Ý, Nga, Tây Ban Nha, Malaysia... cũng xuất hiện các tác phẩm này.