Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cây Đa cổ thụ trong khuôn viên đình Đại Yên được vinh danh Cây Di sản - Ảnh: VACNE
TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho bà Trưởng Ban quản lý khu di tích; đồng thời nhắc nhở: cây Đa của ngôi đình này là một nhân chứng lịch sử và đã trở thành báu vật cuả người xưa để lại. Vì thế, rất cần mọi người cùng đồng lòng bảo vệ. Việc phát hiện công nhận Cây Di sản Việt Nam đã khó, nhưng chăm sóc, bảo vệ để cây trường tồn càng khó hơn.
Ông Nguyễn Trí Long, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Hà thay mặt Đảng ủy và chính quyền địa phương phát biểu, bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến của ông Chủ tịch Hội và cảm ơn Hội BVTN&MT Việt Nam về sự kiện này; đồng thời khẳng định: người dân bao thế hệ đã chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ. Nay cây Đa đã trở thành Cây Quốc gia, chính quyền và nhân dân địa phương sẽ cố gắng bảo vệ tốt hơn, mong muốn giữ gìn di sản quý báu này muôn đời cho con cháu.
Được biết, theo thần phả để lại, thì đình Đại Yên là ngôi đình thờ một cô bé thời nhà Lý, tên là Trần Ngọc Tường được vua Lý phong tước hiệu Ngọc Hoa Công Chúa, do có công giúp quân ta đánh thắng giặc phương Nam.
Khi đó vua Chiêm Thành mang quân xâm lấn nước ta, Ngọc Tường cùng mẹ tiễn cha đi đánh giặc. Nhưng khi người cha xuống thuyền, cô bé cứ nắm chặt tay áo không muốn rời và đòi đi theo. Trước tình cảnh này, chủ soái Lý Thường Kiệt đã đồng ý cho đi, mặc dù chưa biết dùng cô bé vào việc gì. Nhưng khi tới vùng giao tranh Ngọc Tường được giao nhiệm vụ vào trại địch dò la tin tức. Bà đã cải trang làm em bé đi bán trầu cau, nên dễ dàng đi lại nắm tình hình, giúp quân ta đánh thắng quân giặc.
Sau đó, cô bé Ngọc Tường về quê mẹ ở làng Đại Bi (làng Đại Yên – Ngọc Hà ngày nay) và mất ở đó vào đêm 15 tháng chạp năm Giáp Thân (1104). Biết tin này, nhà Vua cho lập đền thờ và truy phong tước hiệu Ngọc Hoa Công chúa. Về sau, người dân địa phương lập Đình, tôn vinh bà là Thành hoàng, để muôn đời thờ phụng.