Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Động đất kèm theo sóng thần tàn phá Chile hồi tháng 4/2012. Ảnh: Juan González-Carrasco
Hệ thống cảnh báo động đất sớm hoạt động dựa trên khoảng thời gian trì hoãn giữa hai sóng địa chấn. Sóng đầu tiên được gọi là sóng P, thường chỉ tạo tác động giật mạnh. Cơn địa chấn gây thiệt hại mạnh đến từ các sóng tới sau, gọi là sóng S. Thiết bị cảnh báo sẽ phát hiện ra sóng P và gửi tín hiệu cảnh báo trước khi sóng S truyền tới. Tín hiệu có thể tới sớm từ vài giây đến một phút, nhưng đủ để tạm ngưng hoạt động của các đoàn tàu, ca phẫu thuật và giúp mọi người tìm chỗ trú ẩn.
"Một vài giây cũng có thể rất hữu ích", Live Science dẫn lời tác giả chính Sarah Minson, chuyên gia của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nói.
Nếu hệ thống thu GPS trong điện thoại đột ngột rung lắc theo cùng một hướng, xác suất động đất gần như không có. Nhưng nếu vài nghìn điện thoại cùng có hiện tượng này cùng một lúc, khả năng sắp có động đất sẽ rất cao. Từ dữ liệu thu được về sự dịch chuyển của mặt đất, điện thoại xác định được vị trí và cường độ của trận động đất, sau đó gửi tín hiệu cảnh báo.
Đối với động đất mạnh cấp 7 hoặc hơn, cảm biến GPS trong điện thoại thông minh có thể đưa ra cảnh báo trong vài giây. Nhóm chuyên gia thử nghiệm hệ thống với mô hình máy tính để xác định động đất mạnh cấp 7 dọc rãnh nứt Hayward ở California, Mỹ, đồng thời kiểm tra dữ liệu GPS từ trận động đất động đất Tohoku tại Nhật Bản năm 2011. Dữ liệu từ điện thoại thông minh phát hiện dấu hiệu dịch chuyển một cm.
Trong năm nay, họ dự định thử nghiệm thực địa tại Chile. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là các nhà khoa học cần truy cập vào kho dữ liệu GPS thô, điều mà các nhà sản xuất điện thoại không cho phép. Ngoài ra, để điện thoại truyền cảnh báo, số lượng người ở gần tâm chấn phải ít nhất là vài trăm.