Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Bất cập trong đầu tư khoa học công nghệ phục vụ sản xuất ở Cà Mau

(18:21:15 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trong ba năm qua, Sở Khoa học&Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện khoảng 60 đề tài dự án nghiên cứu khoa học, xây dựng mô hình thí điểm, thực nghiệm phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp của tỉnh, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng nhưng chỉ một số ít đề tài dự án, mô hình ứng dụng vào thực tế sản xuất bước đầu mang lại kết quả.

thu hoach lua


Nông dân thu hoạch lúa


Còn phần lớn số đề tài, dự án chưa phát huy tác dụng, trong khi năng suất lúa và tôm ở tỉnh thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi là rất lớn.



Nguyên nhân do các đề tài dự án thường kéo dài thời gian hoặc thực hiện không đạt yêu cầu phải bổ sung, chỉnh sửa lại nhiều lần; người nhận đề tài thiếu nỗ lực, thậm chí có những đề tài dự án chạy theo "thời vụ", chất lượng kém.

 

Nhiều trường hợp đăng ký thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... nhân rộng cho nông dân nhưng lại bỏ dở dang nửa chừng.

 

Khi phân giao thực hiện đề tài dự án ban đầu, tỉnh chọn lựa chưa chính xác những cá nhân và tập thể chủ trì có đủ năng lực, uy tín để thực hiện, thiếu chế tài xử lý khi không hoàn thành.


Trong khi đó, kinh phí chi cho sự nghiệp khoa học hàng năm ở tỉnh Cà Mau sử dụng không hết theo dự toán. Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2008 cho biết, chi cho khoa học công nghệ 13 tỷ đồng, nhưng chỉ xài hơn 10 tỷ đồng, bằng 78,1% dự toán.



Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nông dân còn nhiều bất cập. Bình quân một cán bộ ngành nông nghiệp ở Cà Mau trực tiếp quản lý 1.600 ha đất và hơn 780 hộ sản xuất, nhưng kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, giúp nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất của phần lớn số cán bộ này còn rất hạn chế, chênh lệch nhau và không đồng bộ. Việc xây dựng các mô hình dự án khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng mô hình cho nông dân chậm triển khai thực hiện.

Lê Huy Hải