Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Nước và bình đẳng giới: Phụ nữ trên toàn thế giới tiêu tốn hàng triệu giờ cho việc đi lấy nước mỗi ngày
>>Nước và thực phẩm: Để có hai miếng bít tết cần 15.000 lít nước
>>Nước và năng lượng: Hai yếu tố không thể tách rời
>>Nước và phát triển công nghiệp: Để sản xuất một chiếc ôtô cần nhiều nước hơn để đổ đầy một bể bơi
>>Nước và đô thị hóa: Mỗi tuần có hàng triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị
Sau 3 năm nghiên cứu, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Aarhus – Đan Mạch, Trường luật Vermont và công ty tập đoàn CNA ở Mỹ đã đưa ra kết luận tới năm 2040 sẽ không đủ nước để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới và sẽ có sự cạnh tranh giữa nhu cầu nước uống và nhu cầu năng lượng.
Ở hầu hết các quốc gia, điện là nguồn tiêu thụ nước nhiều nhất do các nhà máy điện cần nước trong quá trình làm mát để sản xuất điện. Các hệ thống năng lượng không đòi hỏi chu kỳ làm mát là các hệ thống gió và năng lượng mặt trời, và vì vậy, một trong những khuyến nghị trong nghiên cứu là thay thế hệ thống năng lượng bằng hệ thống điện gió và năng lượng mặt trời bền vững.
Nghiên cứu này cũng mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên rằng, hầu hết các hệ thống năng lượng đều không ghi lại lượng nước để các hệ thống này hoạt động.
Tới năm 2020, các vấn đề về nước ảnh hưởng tới 30 – 40% dân số thế giới
“Đây là một vấn đề lớn mà ngành điện không thống kê được thực tế họ cần tiêu thụ bao nhiêu nước. Cùng với thực tế tài nguyên nước là hữu hạn, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nếu không được giải quyết sớm” – Giáo sư Benjamin Sovacool từ Đại học Aarhus cho biết.
Kết hợp với các kết quả nghiên cứu mới với các dự đoán về tình trạng thiếu nước và tình hình dân số gia tăng, có thể thấy tới năm 2020, nhiều khu vực trên thế giới sẽ không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Thực tế, kết quả nghiên cứu dự báo tới năm 2020, khoảng 30 – 40% dân số thế giới sẽ bị rơi vào tình trạng tình trạng khan hiếm nước và theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu có thể làm tình trạng này trầm trọng thêm.
Giáo sư Benjamin Sovacool cho biết thêm “Điều này có nghĩa rằng chúng ta sẽ phải quyết định nơi tiêu thụ nước của chúng ta trong tương lai. Liệu chúng ta muốn tiêu thụ nước cho ngành điện hay sinh hoạt? Vì chúng ta không đủ nước cho cả 2 ngành trên trong tương lai”.
Giải quyết vấn đề như thế nào?
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhấn mạnh 6 kiến nghị chung của người ra quyết định phải làm theo để chấm dứt tình trạng và giải quyết khủng hoảng trên thế giới:
· Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
· Nghiên cứu thay đổi hệ thống làm mát
· Thống kê sử dụng nước trong các nhà máy điện là bao nhiêu (?)
· Đầu tư vào năng lượng gió
· Đầu tư vào năng lượng mặt trời
· Bỏ các nhà máy nhiên liệu hóa thạch tại tất cả các khu vực khó khăn về nước
Nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu của họ tại 4 nước là Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Thay vì xem xét tình hình ở cấp độ quốc gia, nhóm đã thu hẹp và tập trung vào các nhà máy cụ thể và các nguồn cung cấp năng lượng. Bước đầu tiên là xác định nhu cầu năng lượng hiện tại và sau đó dự báo cho tương lai xa tới năm 2040. Kết quả đạt được đang ngạc nhiên. Tất cả 4 dự án đều cho thấy không thể tiếp tục sản xuất điện theo phương thức này và không thể đáp ứng các nhu cầu về nước vào năm 2040.
“Nếu chúng ta tiếp tục sản xuất như hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt nước. Sẽ không có nước vào năm 2040 nếu chúng ta tiếp tục làm những gì như hiện nay. Không có thời gian để lãng phí. Chúng ta cần phải hành động ngay”. Đây là kết luận của giáo sư Benjamin Sovacool.