Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Chi tiết hóa thạch tôm hùm trên lộ ra bề mặt đá sau khi khai quật - Ảnh: Live Science
Minh họa tôm hùm Aegirocassis benmoulae sống cách đây 480 triệu năm - Ảnh: Live Science
TS Allison Daley, làm việc tại ĐH Oxford (Anh) - trưởng nhóm nghiên cứu nhận định hóa thạch tôm hùm dài 2m có thể là một trong những động vật lớn nhất hành tinh sống cách đây 480 triệu năm.
Theo báo Anh Guardian ngày 11-3, hóa thạch tôm hùm được đặt tên khoa học Aegirocassis benmoulae được xem là tổ tiên của động vật giáp xác hiện đại, côn trùng và nhện.
Tên của tôm hùm Aegirocassis benmoulae được đặt theo tên của thợ săn hóa thạch người Morocco Mohamed Ben Moula đã phát hiện ra nó ở khối đá vùng đông nam Morocco hồi năm 2011.
Sau đó, ông Mohamed cùng các cộng sự ĐH Oxford (Anh) và ĐH Yale (Mỹ) tỉ mỉ khai quật hóa thạch bằng dụng cụ đẽo đá có đầu nhọn như kim.
Tuy có kích thước khổng lồ, nhưng Aegirocassis benmoulae hiền lành và chỉ ăn động vật phù du như loài cá voi ngày nay.