Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, suy giảm tài nguyên nước ngầm nhưng lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về các vấn đề này. Sụt lún làm phá hủy cơ sở hạ tầng (nhà, cầu, đường...), gia tăng rủi ro do lũ, mất đất nông nghiệp và giảm sức sản xuất vùng ngập nước, xói lở vùng ven biển, thay đổi sự phân bố dòng chảy trên hệ thống sông, xâm nhập mặn nước mặt và nước ngầm.
Giáo sư Tom Kompier, trường Đại học Utrecht nhấn mạnh, các chuyên gia của trường Đại học Utrecht và Đại học Cần Thơ đã phối hợp thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm phân tích mô hình địa chất 3D khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đưa ra các giải pháp cụ thể hạn chế sự sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể như giải pháp tạo ra mô hình liên kết địa chất – địa chất thủy văn của các lớp dưới bề mặt đất để dự báo mức độ sụt lún đất trong tương lai; xây dựng các tuyến đường giao thông kết hợp với đê bao ngăn lũ; bơm trữ nước vào các tầng chứa nước dưới đất; thiết kế các khu vực trữ nước mưa; tăng cường hoạt động của các đơn vị cấp nước cũng như xử lý nước thải. Giáo sư Tom Kompier cũng cho biết thêm, tất cả những giải pháp trên đều không khả thi nếu trình độ nhận thức của người dân chưa được nâng lên. Người dân cần phải biết nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận, đặc biệt là nước ngầm, nên cần phải sử dụng hợp lý. Việc khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến sụt lún đất, khô hạn, đồng ruộng nứt nẻ, mất mùa...