Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tinh vân vòng hạt (Necklace Nebula) nằm trong chòm sao Sagitta, cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng. Nó lấp lánh như một chuỗi ngọc trong bóng đêm vũ trụ. Tinh vân do hai ngôi sao quay quanh nhau ở cự ly gần tạo ra. Khoảng 10.000 năm trước, ngôi sao lớn "nuốt chửng " bạn đồng hành của nó, khiến ngôi sao nhỏ chuyển động theo quỹ đạo bên trong ngôi sao lớn. Hình ảnh trông giống chiếc vòng là do lực ly tâm phân phối các chất khí xung quanh đường xích đạo của ngôi sao. Ảnh: NASA
Tinh vân trái tim (IC 1805) thuộc chòm sao Cassiopeia, nằm ở cánh tay Perseus của thiên hà Milky Way, cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng. Đây là một tinh vân phát xạ có hình dạng trái tim, với ánh sáng màu đỏ tỏa ra từ bên trong. Độ dài của tinh vân trái tim là khoảng 200 năm ánh sáng. Ảnh: Michelle Starr/Daniel Marquardt
Tinh vân linh hồn nằm về phía đông của tinh vân trái tim. Bên trong một số cụm sao mở của nó chứa nhiều thế hệ ngôi sao khác nhau: ngôi sao già hơn nằm trong vùng lõm của tinh vân (màu đỏ), sao trẻ nằm ở phần viền ngoài (màu xanh lá cây). Ảnh: UCLA
NGC 2237 là đám mây vũ trụ gợi lên hình dung về một đóa hồng. Nó nằm trong chòm sao Monoceros, cách Trái Đất 5.200 năm ánh sáng. Phần lõi tinh vân là cụm sao trẻ khoảng 4 triệu năm tuổi. Ảnh: Wikipedia
Hai thiên hà UGC 1810 và UGC 1813 hút nhau bằng lực hấp dẫn khi chúng di chuyển quá gần nhau, tạo thành hình ảnh bông hoa hồng khổng lồ trong vũ trụ. Ảnh: NASA
Chòm sao Hậu Phát (Coma Berenices) chứa những ngôi sao mờ xung quanh cực bắc của Ngân hà. Đây là một trong số ít chòm sao được đặt tên dựa trên người thật (Nữ hoàng Berenice II của Ai Cập), thay vì nhân vật thần thoại. Ảnh: NASA
Sao Kim là một trong những vật thể sáng chói nhất trên bầu trời (sau Mặt Trời và Mặt Trăng). Nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường giữa ánh sáng ban ngày. Ngôi sao được đặt theo tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp Venus của người La Mã cổ đại. Ảnh: Jimmy Westlake/NASA