Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đây là thực tế xảy ra không chỉ ở doanh nghiệp trên do tình trạng vi phạm bản quyền sản xuất giống cây trồng của nước ta hiện nay khá tràn lan, khó quản lý.
Giống cây trồng
Nhìn vào những số liệu được công bố sẽ thấy sự hạn chế bản quyền giống cây trồng. Trở thành thành viên của hiệp Hội quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) từ năm 2006, đến nay danh mục loài cây trồng ở nước ta có quyền được bảo hộ do Bộ NN-PTNT công bố khoảng gần 70 loài.
Tuy nhiên, hiện mới có 8 loài với số lượng khiêm tốn là 52 giống mới được cấp bằng bảo hộ. Điều đáng nói là trong số 52 giống mới đã được cấp bằng thì có tới 60% là giống của các đơn vị nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
Các nhà khoa học trong nước cho biết, họ không mấy mặn mà với việc xin cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng, bởi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước với mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất cho nông dân là chính. Hơn nữa, những giống này khi đến tay nông dân, họ hoàn toàn có thể tự nhân giống, sản xuất theo nhu cầu của mình, mà luật hiện hành thì không cấm điều này. Do vậy, việc độc quyền khai thác giá trị thương mại hầu như không được tính đến.
Thế nhưng, khi muốn bán thì bản quyền giống cây trồng lại rất rẻ, đó là chưa kể, không phải loại giống nào được các nhà khoa học làm ra đều có thể bán được vì vướng rất nhiều thủ tục. Nhiều ý kiến cho rằng, giá bản quyền giống cây trồng được bán rẻ như vậy là một phần do vướng mắc ở những thủ tục, hành chính về việc bảo vệ quyền tác giả đối với bản quyền cây trồng không phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Tất cả những rào cản trên đòi hỏi phải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu cho giống cây trồng mới, đảm bảo cho người tạo ra giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.