Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Khả năng suy giảm chất lượng mặt nước do tác động của hiện tượng Elnino

(11:15:36 AM 07/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO đang chuyển sang trạng thái pha nóng và khả năng xuất hiện El Nino trong những tháng đầu năm 2015. Elnino là một hiện tượng dị thường của tự nhiên, nó có thể gây ra những thảm hoạ toàn cầu về thiên nhiên–môi trường; trong đó nguồn nước mặt là một yếu tố đang đứng trước nhiều thách thức.


 Khả năng suy giảm chất lượng mặt nước do tác động của hiện tượng Elnino
Hồ Thành Sơn, tỉnh Ninh Thuận cạn kiệt dưới mực nước chết

 

Việc nhận định rõ thách thức của Elnino lên chất lượng nước là vô cùng cần thiết để có giải pháp bảo vệ nguồn nước - nguồn sống của nhân loại. Các nhà khoa học, đã phân tích tác động Elnino là mức độ và tần suất hạn hán thay đổi; xâm nhập mặn tác động trực tiếp lên sự thay đổi chất lượng nước mặt; cũng như vấn đề nền nhiệt độ tăng cao trong thời kì có Elnino phát triển.


Theo các nghiên cứu, biểu hiện rõ ràng nhất của Elnino là gây ra tình hình hạn hán. Dẫn đến mực nước tại các ao hồ, sông suối là rất thấp và nồng độ các chất dinh dưỡng, cặn lơ lửng và các loại muối rất cao, dẫn đến sự thay đổi mùi, vị, cũng như chất lượng của nước.


 Thêm vào đó, hạn hán là một nguyên nhân làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn. của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông - công nghiệp. Bởi lẽ nước bị mặn hóa không sử dụng được cho sinh hoạt, sản xuất. Điều đó sẽ dẫn đến khan hiếm nước sạch. Nồng độ muối trong nước cao cũng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các vi sinh vật cũng như khả năng sinh trưởng của nhiều loại sinh vật.


 Ở khía cạnh khác, nhiệt độ tăng dẫn đến thay đổi phân tầng nhiệt theo chiều sâu của cột nước, từ đó làm giảm quá trình vận động của nước. Tăng nhiệt độ nước ở các vùng ven bờ còn dẫn đến lắng đọng các chất khoáng và hữu cơ, gây ảnh hưởng đến chuối thức ăn của sinh vật thủy sinh. Nhiệt độ tăng thúc đẩy quá trình bốc hơi nước làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong các sông suối ao hồ. Nhiệt độ cao làm tảo tăng trưởng nhanh hơn, sẽ dẫn đến hiện tượng đầm lầy hóa các thủy vực, phát sinh các loại khí độc.

Chúng ta cần xây dựng ngay các quy hoạch chất lượng nước; quy hoạch này xác định mục đích sử dụng nước cho từng đối tượng, từng khu vực, xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng nước phù hợp với từng loại hình sử dụng nước. Khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn cần tăng cường nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống kiểm soát mặn; đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để lấy nước vào đồng. Đồng thời tăng cường các biện pháp ngọt hóa nguồn nước, các phương pháp tưới nước tiết kiệm, thu giữ nước mưa nhằm bổ xung nguồn nước ngầm...

 

ĐẶNG BÌNH – PHAN HOÀN (ĐÀI KTTV NINH THUẬN)