Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Rất ít người trên trái đất thấy những chớp sáng màu đỏ ở phía trên các đám mây bão. Chúng là những chớp sáng chỉ tồn tại trong vài phần triệu giây và xuất hiện ở độ cao trên 80 km. Người ta thường gọi chúng là "yêu tinh đỏ". Nhưng giờ đây Petr Horálek, một nhiếp ảnh gia, đã có thể chụp "yêu tinh đỏ" bằng cách sử dụng kính thiên văn La Silla trong sa mạc Atacama ở Chile. Ảnh: ESO
Một "yêu tinh đỏ" xuất hiện trong bầu trời đêm. Ảnh: ESO
Những chớp sáng màu đỏ hình thành do những tương tác vật lý trong tầng điện ly. Ảnh: ESO
Khi sét phóng từ mây xuống đất, điện tích từ sét sẽ tác động tới các phân tử nitơ trong không khí, tạo ra những chớp sáng màu đỏ. Ảnh: ESO
Hồi tháng 10, Marko Korosec, một nhiếp ảnh gia 32 tuổi, chụp được cảnh tượng "yêu tinh đỏ" xuất hiện khi anh đứng trên một cánh đồng ngô ở Vivaro, Italy. Trong những ảnh mà Marko chụp, những vệt sáng đỏ liên tục xuất hiện trong 40 phút và hình thành ở độ cao 320 km. Ảnh: Solent News
Để chụp được những ảnh như thế này, Marko đã phải chờ đợi trên cánh đồng mỗi khi bão tan trong suốt nhiều tháng. Ảnh: Solent News