Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Chém heo, lễ hội đẫm máu cần loại bỏ
Lễ hội Chém lợn tại Bắc Ninh đang gây nhiều tranh cãi
Lễ hội Chém lợn tại Bắc Ninh là một tín ngưỡng văn hóa tồn tại từ lâu được tổ chức vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém.
Thế nhưng mới đây, ngày 27/1, Tổ chức Động vật châu Á đã kêu gọi cộng đồng cùng vận động ngành quản lý tại Việt Nam chấm dứt Lễ hội Chém lợn này.
Tổ chức Động vật Châu Á cho rằng đây là lễ hội tàn bạo nhất ở Việt Nam, gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Bao gồm những ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động tới kinh tế xã hội, cụ thể ở đây là tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam.
“Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người chứng kiến và thực hiện nhiều hành động tàn ác với động vật cũng có xu hướng đối xử tàn ác và thô bạo đối với người khác trong cùng cộng đồng”, tổ chức này nêu rõ.
Quan điểm của tổ chức Động vật Châu Á thì như vậy nhưng cũng có ý kiến thuộc giới nghiên cứu văn hóa trong nước lại không đồng tình.
Nói như GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì: “Chính phương Tây là nơi đưa ra quyền văn hóa mà lại độc đoán như vậy. Dã man thì người Tây hay người Việt chưa biết người nào dã man hơn”.
Dường như đa số độc giả không đồng tình với quan điểm này của GS Thịnh và cho rằng cần tiếp thu những góp ý được cho là văn minh, tiến bộ.
Theo độc giả có tên Nguyên, có những thứ văn minh mình nên theo, còn dã man quá nên bỏ chứ không phải phản đối 1 cách thù địch như thế.
"Đừng đặt dân tộc mình vào thế đối đầu với phương tây nữa, đây không phải là đối địch hay đánh nhau, mà là văn minh nhân loại. ông tiến sĩ này ấu trỉ quá, không phải thứ văn hoá nào lưu truyền lại từ xưa là cứ phải giữ gìn và phát huy. Những cái nào không hợp thời nữa thì bỏ bớt, những cái nào thuộc về tàn dư thì mình không nên duy trì. Đó mới là tiến bộ", độc giả Nguyên góp ý.
Cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm này, độc giả có tên Đại Dương cho rằng, "nếu xưa Tướng quân chém lợn để có thực phẩm nuôi quân thì nay chúng ta nên biết ơn loài lợn. Do đó thay vì lễ chém lợn chúng ta chuyển thành lễ tắm lợn sẽ đúng ý nghĩa hơn và nhân văn hơn, hoặc có thể luộc chín con lợn rồi muốn chém sao thì chém. Chứ nhìn cảnh chém máu me, bạo lực mà thấy khiếp".
Còn độc giả tên Tuấn phân tích về hành động con người hò hét phấn khích khi chém giết một con vật không còn khả năng tự vệ (bị trói) thì không thể chấp nhận được.
Cách dạy con cháu chìm trong bạo lực
Đưa ra ý kiến khá gay gắt đối với lễ hội này, bạn đọc Thành Đạt cho rằng nên dẹp cái lễ hội mang tính chất bạo lực đi.
"Một người cầm dao, chặt đầu con lợn trước mặt bao nhiêu trẻ em...để rồi chỉ dẫn cho nó cách chặt đầu....làm chai lì cảm xúc........người ta nói đúng thì mình sửa, mắc gì đi cải......Các ông để lại cho con cháu toàn là "hậu quả"....không thôi. Giết lợn, chọi trâu....máy cái lễ hội này đưa con cháu chìm trong bạo lực...", bạn Thành Đạt liên hệ.
Cùng quan điểm này bạn đọc có tên Thân Nhất ủng hộ loại bỏ những lễ hội có tính ghê rợn như lễ hội đâm trâu,chém lợn...
Theo Thân Nhất, hành động này quá tàn nhẫn với những con vật gần gũi với người, xem những lễ hội đó ít nhiều đều có liên tưởng đến con người, nên loại bỏ sớm.
Không đưa ra nhận định về hình thức của lễ hội, song bạn đọc Trung Lập cho rằng Tổ chức Động vật châu Á không nên can thiệp quá thô bạo vào lễ hội văn hóa Việt Nam.
Theo bạn độc này thì lễ hội này có truyền thống rất lâu đời, trông có vẻ dã man nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa tốt đẹp.
"Lễ hội nào đã duy trì lâu đời rồi thì mọi người nên đặt ra câu hỏi tại sao nó được duy trì đến nay. Đây là lễ hội của địa phương Việt Nam, người dân Việt Nam!. Xã hội Việt Nam không phản đối thì cớ sao để tổ chức nước ngoài can thiệp? Chẳng có lý do gì mà phải bỏ", bạn đọc Trung Lập nêu ý kiến.
Cũng chung quan điểm này, bạn Trường Sơn cho rằng mỗi một cộng đồng đều có một khuôn mẫu văn hóa của mình. Lễ hội chém lợn đã có hàng trăm năm nay và trở thành một phong tục, một tiêu chí ứng xử về tâm linh của làng.
"Bây giờ công nghệ thông tin phát triển thì nhiều người mới thấy, mới biết. Dã man không nằm ở hành động chém lợn, mà sau lễ hội cộng đồng đoàn kết, gắn bó hơn, nhân ái và bao dung hơn", bạn Trường Sơn nêu ý kiến.