Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hóa thạch xương hàm được phát hiện ở Đài Loan. Ảnh: Y. Kaifu
Hóa thạch được ngư dân phát hiện ở vùng biển gần Bành Hồ và bán cho một cửa hàng đồ cổ. Một nhà sưu tập đã giao nó cho Bảo tàng Khoa học Tự nhiên của Đài Loan.
Nhóm chuyên gia từ Đài Loan và Nhật Bản nghiên cứu và phân tích phần xương hàm này trong 5 năm. Họ nhận định đây có thể là bằng chứng về sự tồn tại của chủng người mới, tạm gọi là Penghu.
"Phần hàm dưới khác biệt rõ ràng so với người Homo erectus ở miền bắc Trung Quốc và Java. Nó có thể là đặc điểm đại diện cho một chủng người chưa được biết đến", CNN dẫn lời chuyên gia Yousuke Kaifu nói, khẳng định dù đây chỉ là một mẩu hóa thạch nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rất lớn.
Giới khoa học tin rằng trong quá trình tiến hóa, phần hàm và răng của con người ngày càng nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, khác với những hóa thạch cùng thời đại, phần răng của Penghu lại dày và có răng hàm lớn, cho thấy nó thuộc một nhóm khác.
Theo Live Science, phát hiện này cho thấy nhiều chủng người (đã tuyệt chủng) có thể từng cùng tồn tại ở châu Á trước khi tổ tiên của người hiện đại xuất hiện ở khu vực này khoảng 40.000 năm trước.