Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

TP HCM: Không để triều cường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của dân

(20:19:41 PM 23/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo bản tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, mức đỉnh triều cường ngày 23/12 đo tại trạm Phú An (trên Sông Sài Gòn) đạt mốc 1,63 mét, làm nhiều địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập.

TP HCM: Không để triều cường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

Triều cường gây ngập dưới chân cầu Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh

 

Dự báo trong những ngày tới, mực nước đỉnh triều vào những ngày tới trên hệ thống kênh rạch thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục lên cao. Cụ thể ngày 24/12, mức đỉnh triều sẽ đạt 1,66 mét vào lúc 19 giờ 30 phút; ngày 25/12 sẽ ở mức 1,65 mét và sau đó sẽ xuống chậm.

Ghi nhận của phóng viên chiều 23/12, tại địa bàn quận Bình Thạnh (khu vực bán đảo Thanh Đa) và quận Thủ Đức (các phường Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh) là nơi bị ảnh hưởng rõ nét của triều cường, khu vực này trước đây chủ yếu sản xuất về nông nghiệp nên có kênh rạch, ảnh hưởng của triều cường rất rõ. Khu vực quận 7, huyện Bình Chánh, quận 2, quận 8 có bề mặt thấp nên cũng bị ảnh hưởng bởi triều cường.

Trước những diễn biến trên, trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đ ề nghị UBND các quận - huyện, đặc biệt là quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn t hông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân địa phương biết để chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả. Tại các thời điểm buổi sáng từ 3 giờ đến 6 giờ, buổi chiều từ 18 giờ đến 22 giờ, các lực lượng cần t ăng cường kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều để kịp thời phát hiện, tu sửa gia cố những vị trí xung yếu, xuống cấp và chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát,…) theo phương châm “Bốn tại chỗ”, không để xảy ra tình trạng vỡ bờ bao gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là cần giải thích cho người dân, cán bộ địa phương hiểu rõ về triều cường và phương pháp đối phó triều cường. Đến nay, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ phối hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm Chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện trên địa bàn đã tổ chức 60 lớp tập huấn kiến thức cho nhân dân, cán bộ tại các vùng bị ảnh hưởng ngập lụt các kiến thức về triều cường và phòng chống lụt bão.

Mai Quốc Ấn