Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Gần như ai cũng biết, bàn chải đánh răng, khăn mặt và các vật dụng cá nhân cần phải thay sau một thời gian sử dụng nhất định. Tuy nhiên, thường chẳng ai suy nghĩ mấy về thời hạn sử dụng của đũa, và cũng không biết khi nào thì cần phải thay đũa. Hầu hết mọi người đều có chung một quan điểm, đũa chưa gãy, hỏng thì vẫn có thể dùng, vậy nên, sử dụng một đôi đũa vài năm liền là chuyện hết sức bình thường.. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sử dụng quá lâu sẽ khiến đũa biến chất, do mốc, tróc sơn, dễ dẫn tới tiêu chảy, nhiễm trùng và nhiều bệnh tiêu hóa khác thậm chí cả ung thư, do đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư, aflatoxin.
Đũa biến chất gây ngộ độc, ung thư
Những chiếc đũa hết hạn thường tích nước. Bởi vì đũa gia đình thường được rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những chiếc đũa này sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng và E.coli phát triển. Sau khi rửa, bỏ đũa vào trong tủ khiến sẽ khiến đũa bị biến chất và dễ gẫy nhanh hơn gấp năm lần.
Đũa dùng đi dùng lại quá nhiều biến chất, gây ung thư gan và nhiều hiểm họa sức khỏe khác. Ảnh minh họa
Đũa biến màu phải thay ngay vì lúc này quá trình biến chất đã bắt đầu. Điều tra phát hiện, sau chu kỳ từ 3 đến 6 tháng, đũa bắt đầu có hiện tượng biến màu. Lớp sơn bọc quanh đũa do tiếp xúc nhiều với nước và thức ăn nên bị bào mòn. Vậy nên sau thời gian dài sử dụng, thấy đũa biến màu thì phải thay ngay vì lúc này đũa đã biến chất. Có hai nguyên nhân khiến đũa biến chất đổi màu là tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình nấu ăn và do vi khuẩn xâm lấn. Đũa biến chất thường có mùi chua và có các chấm mốc, đũa mốc tiết ra độc chất gây ung thư, aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bảo quản đũa để tránh biến chất
Trúc và gỗ là hai vật liệu thường được dùng để chế tạo đũa, và cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển Đũa biến màu sẽ bị biến chất, do thường xuyên sử dụng trong quá trình nấu ăn mà biến chất, và do lý do chính là bị vi khuẩn xâm lấn. Bản thân đồ vật sẽ mốc trong vòng 1 ngày nếu không được rửa sạch sẽ. Sau khi sử dụng đũa, hàng . Khi mua đũa, người tiêu dùng nên chú ý về rửa sạch đũa, luộc qua với nước sôi rồi để khô. Bởi vì trong quá trình chế tạo, đũa rất dễ bị nhiễm khuẩn. tuần, rửa sạch và đem đũa đi luộc tầm nửa tiếng, sau đó phơi khô, như vậy toàn bộ vi khuẩn trên đũa sẽ chết sạch. Có một số cách bảo quản đũa được các chuyên gia khuyên dùng.
Quy trình chế tạo đũa rất dễ khiến đũa nhiễm khuẩn, gây ngộ độc cho người tiêu dùng sau thời gian dài sử dụng. Ảnh minh họa
Khi rửa đũa, rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài đũa. Lớp màu vỏ đũa có thể không phải màu thật của nó. Hiện chưa có quy chuẩn về lớp màu này, nên chất lượng đũa không đảm bảo. Khi nấu ở nhiệt độ cao, các hóa chất ở bên ngoài đũa dễ bị phân hủy, gây ngộ độc kim loại. Các kim loại nặng như chì, benzen và các chất gây ung thư hay dung mỗi hữu cơ khác có thể xâm nhập vào cơ thể con người, gây ngộ độc và thậm chí ung thư sau thời gian dài sử dụng. Làm khô đũa rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến đũa dễ bị mốc.
Đũa là một vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình Việt, góp mặt trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, hãy lưu ý khi sử dụng đũa, nếu đũa mốc thì phải vứt bỏ ngay vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư. Đồng thời, người tiêu dùng thông minh nên ghi nhớ, đũa cũng có hạn sử dụng, sau khi dùng 3-6 tháng, hãy thay loạt đũa mới để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình.