Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mời bạn khám phá đất nước bé nhỏ này để hiểu thêm vì sao Sri Lanka còn có mệnh danh là "hòn ngọc Ấn Độ Dương" trước khi nó trở nên quá nổi tiếng trong giới du lịch.
Núi đá hình tam giác
Sri Lanka được biết đến với những bãi biển hình cây cọ. Đây cũng là một kho tàng của những di chỉ khảo cổ học, trong đó tráng lệ nhất là khu vực trung tâm của đất nước, được biết đến với tên gọi Tam giác văn hóa. Khu vực này có không dưới 5 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó có núi đá sừng sững như pháo đài ở Sigiriya, được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 5.
Chính phủ Sri Lanka thực hiện dự án Tam giác văn hóa vào năm 1982 để khôi phục, bảo tồn và phát triển vùng Sigiriya và các khu vực bị phá hủy khác, nhưng dự án đã bị trì hoãn và du lịch bị ngừng trệ khoảng 1 năm sau khi cuộc nội chiến đẫm máu xảy ra.
Vào năm 2009, quân đội Sri Lanka đánh bại sự nổi loạn của Tamil và ngành du lịch bắt đầu phát triển - du khách đến Sri Lanka tăng 25% so với năm trước. Trong mùa du lịch cao điểm vào tháng 12, du khách nườm nượp đổ về Tam giác văn hóa, đặc biệt là Sigiriya.
Những bức họa trên tường của Sigiriya
Ảnh: staticflickr
Theo truyền thuyết, vua Kasyapa xây dựng lâu đài Sigiriya với những cột đá tự nhiên cao 200m với mục đích phòng thủ. Vào năm 477, ông đã chạy trốn khỏi thủ đô Anuradhapura sau khi ám sát cha mình là vua Dhatusena.
Ông sợ anh trai mình, Mongallana, sẽ trả thù. Và 20 năm sau, Mongallana đã làm như vậy bằng sự trở lại với quân đội tha hương từ Ấn Độ và chiếm lấy Sigiriya. Mongallana không những giành lại được pháo đài mà còn chiếm được những bức họa trên tường của Kasyapa.
Dường như đây là chân dung của cung phi được nhà vua yêu thích, các bức vẽ này khác với tranh của Anuradhapura-era bởi tông màu sậm và những đường viền đứt đoạn.
Ong bắp cày và bàn chân sư tử
Ảnh: BBC
Năm 1890, người được ủy quyền cuộc thăm dò khảo cổ học của Ceylon HCP Bell dẫn đầu nhóm làm sáng tỏ những bí ẩn suốt nhiều thế kỷ đã bị bỏ qua sâu trong rừng rậm ở Sigiriya.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm dưới cái nóng gay gắt và những cơn gió mạnh mẽ, cùng nỗ lực với sự thách thức của việc đi lên đi xuống các bậc thang mỗi buổi sáng và chiều.
Kết quả cho thấy nhóm đã phát hiện được phần đầu, chân và bàn chân sư tử rất lớn được điêu khắc rất nghệ thuật vào vách đá về phía nam. Phần đầu và chân đã bị phá hủy vào đầu thế kỷ 20, ngày nay chỉ còn lại phần bàn chân.
Ghé thăm nơi này có một chút phức tạp khi phần bàn chân nằm dưới một tổ ong bắp cày lớn, có thể hoạt động vào buổi chiều suốt từ tháng 6 tới tháng 10 vào mùa khô. Thời gian này, chính quyền địa phương cảnh báo khách du lịch tạm thời không nên đến gần điểm tham quan.
Bức tường cung điện
Ảnh: BBC
Cách khoảng 55km về phía đông của Sigiriya là thành phố cổ của Polonnaruwa. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12, nơi đây là vương quốc cổ đại thứ hai của Sri Lanka và là một trong những nơi tốt nhất để tiến hành các hoạt động khảo cổ học.
Nằm trong tổ hợp thị trấn mới của Polonnaruwa, thành cổ bao gồm 8 di chỉ khảo cổ học với hàng ngàn bức tượng, thành lũy, đền thờ, nhà lầu hình tròn có mái vòm, lăng mộ và các công trình nhân tạo.
Thành cổ là công trình được xây dựng bởi vua Parakrambahu đại đế, kiến trúc sư của Polonnaruwa cổ đại. Những đường nứt và hốc trên bức tường gạch dày được giữ bởi hệ thống xà gỗ, trong khi trần nhà được lát bằng sành. Các nhà khảo cổ học có thể tìm thấy các bằng chứng cho rằng cung điện bị phá hủy do hỏa hoạn trước khi bị quên lãng.
Những kẻ cướp lăng mộ
Ảnh: BBC
Đền thờ Thuparama Gedige được thiết lập với Sacred Quadrangle là một trong những đền thờ còn lại ở Polonnaruwa với phần mái còn nguyên vẹn.
Phần lớn những bức tượng Phật ở đây đều không có đầu. Một số chiếc đầu được thấy ở Viện Bảo tàng Polonnaruwa, trong khi những số khác là cổ vật bị đánh cắp, đang nằm trong những bộ sưu tập cá nhân được rao bán ở chợ đen.
Không được phép chụp ảnh “tự sướng”
Ở tận cùng phía bắc của Polonnaruwa là Gal Vihara, nơi có 4 bức tượng Phật khổng lồ được khắc vào vách đá granite. Đây là nơi linh thiêng nhất của khu vực, du khách phải đi chân đất, không được quay lưng về phía bức tượng, và chụp ảnh “tự sướng” hoàn toàn bị cấm.
Bàn chân của bức tượng Phật nằm nghiêng dài 14m, là một trong những công trình điêu khắc lớn nhất của châu Á. Bàn chân trái ngắn hơn một chút, chứng tỏ Phật không phải đang ngủ hay nghỉ ngơi mà đã đạt đến niết bàn, hay cõi niết bàn sau khi chết.
Đây là khu vực của tượng Phật đứng cao 7m và hai tượng Phật khác trong tư thế ngồi. Các bức tượng thường xuyên được tu bổ bằng các giàn chống để tránh những tổn hại do ánh nắng mặt trời, điều này có thể gây khó khăn cho những nhiếp ảnh gia khi muốn chụp hình.