Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mô phỏng xe tự hành Curiosity trên bề mặt hành tinh đỏ. Ảnh: NASA
"Chúng tôi có một phát hiện quan trọng. Chúng tôi đã tìm thấy chất hữu cơ trên sao Hỏa", John Grotzinger, nhà khoa học đứng đầu chương trình Curiosity, hôm qua nói. Dữ liệu được thiết bị tự hành Curiosity của NASA thu thập trên các lớp đá ở miệng hố Gale trên sao Hỏa.
Theo Reuters, đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên tìm thấy chất hữu cơ trên bề mặt hành tinh láng giềng của Trái Đất, mở ra các cơ hội nghiên cứu nguồn gốc của sự sống trên hành tinh đỏ.
Qua phân tích, các nhà khoa học đồng thời phát hiện dấu vết của khí methane trong khí quyển, loại khí vốn là bằng chứng tồn tại của sự sống trên Trái Đất. Chris Webster, cộng sự của NASA, nhận định đây là một bất ngờ lớn.
Tuy nhiên, NASA hiện chưa thể khẳng định nguồn gốc của khí methane trên sao Hỏa. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung xác định hợp chất hữu cơ và nguồn khí methane này sinh ra từ trong quá khứ, thời điểm gần đây hay được hình thành từ quá trình địa hóa.
Trước đó, dữ liệu từ thiết bị thăm dò cho thấy một hồ nước lớn từng tồn tại trên sao Hỏa hàng tỷ năm trước, củng cố thêm bằng chứng về sự sống của vi sinh vật trên hành tinh này.
Thiết bị tự hành Curiosity đáp xuống khu vực núi Sharp của sao Hỏa hồi tháng 8/2012. Không lâu sau đó, nó thu thập được bằng chứng về thành phần hóa học và điều kiện môi trường cần thiết để hỗ trợ sự sống vi sinh vật trên hành tinh đỏ.