Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hội thảo về Tuổi già của người cao tuổi và vai trò chính sách an sinh xã hội

(15:05:31 PM 28/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Dự án “Hỗ trợ An sinh Xã hội tại Việt Nam” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) hỗ trợ Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi (VNCA) và Viện Nghiên cứu Quản lý và Chính sách công (IPPM) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện nghiên cứu “Nhận thức và sự chuẩn bị cho tuổi già của người cao tuổi và vai trò chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam“. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Phát triển Đức-Việt do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ.

Hội thảo về Tuổi già của người cao tuổi và vai trò chính sách an sinh xã hội

Quang cảnh hội thảo - Ảnh:GIZ VN


Ngày 27/11/2014, VNCA và IPPM tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ tới các cơ quan ban ngành có liên quan và các đối tác phát triển quốc tế về những phát hiện của nghiên cứu về nhận thức và sự chuẩn bị cho tuổi già, cũng như kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của các chính sách hiện nay đã giải quyết những vấn đề mà người cao tuổi ở Việt Nam đang phải đối mặt. Hội thảo cũng bàn về việc đề xuất các định hướng và chính sách phù hợp hơn nữa cho mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, hướng tới “Già hóa thành công“.

Theo theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa từng có. Số người cao tuổi sẽ tăng gấp ba vào năm 2050 và như vậy sẽ tăng từ 9% đến 26% dân số. Với mức lương hưu hiện nay là rất thấp, phần lớn người cao tuổi đều sống dựa vào người thân trong gia đình và qua các kênh không chính thức để có một cuộc sống ổn thỏa. Tuy nhiên, lối sống sinh hoạt và quy mô gia đình truyền thống đang phải trải qua những thay đổi. Quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến thực trạng này, và hơn hết đang kêu gọi sự vào cuộc của chính phủ và toàn xã hội.

Nhiều người cao tuổi được phỏng vấn trong nghiên cứu đã chia sẻ rằng thay vì tiết kiệm cho bản thân, họ đã đầu tư cho con cái và giờ đang sống dựa vào con cái hỗ trợ. Song trái lại với mong muốn của mình, con cái họ thường khó mà có thể hay sẵn sàng chăm sóc đầy đủ cho cha mẹ mình. Áp lực kinh tế và đôi khi là mơ ước có một cuộc sống khác đã khiến học ra thành phố làm ăn kiếm sống. Kết quả là cấu trúc gia đình truyền thống đang dần biến mất và người cao tuổi thì ngày càng chỉ biết dựa vào chính mình. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi là đối tượng thực sự bị tổn thương. Vì phụ nữ thường làm việc trong khu vực khi chính thức, thu nhập không ổn định khiến họ khó mà có thể tiết kiệm được một khoản gì. Chính vì thế cơ cấu tuổi đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam rất cần một chiến lược lâu dài. Theo tinh thần đó, nghiên cứu này là nền tảng định hướng cho giải pháp toàn diện hơn nữa. Nghiên cứu cũng cho thấy thế hệ trẻ đã chuẩn bị như thế nào khi họ về già. Đồng thời nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả nam và nữ cao tuổi nhằm đảm bảo hướng tới việc già hóa thành công.

Tin Môi Trường