Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Tôm sống ở nơi nóng 400 độ C, bằng chứng người ngoài hành tinh có ở trái đất? Tin ảnhTin video

(13:17:44 PM 24/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Một loài tôm đặc biệt sống trong môi trường nước sâu nóng 400 độ C ở biển Caribe. Đây là bằng chứng cho thấy có thể "người ngoài hành tinh" từng ở trái đất, theo các nhà khoa học NASA.

Loài tôm sống ở nơi nóng 400 độ C, bằng chứng người ngoài hành tinh có ở trái đất?

Một loài tôm đặc biệt sống trong môi trường nước sâu có thể là bằng chứng cho thấy từng tồn tại một dạng thức sống khác trong những môi trường khắc nghiệt ở hành tinh khác trên trái đất.


Loài tôm với cái tên khó đọc Rimicaris hybisae này sống ở gần những rãnh nhiệt sâu 2.200 mét dưới đáy đại dương, cực kỳ tối tăm và nhiệt độ lên tới 400 độ C.

Các rãnh nhiệt dưới biển, được tạo ra do sự phun trào của các núi lửa trên bề mặt đáy đại dương, thường ở độ sâu rất lớn và là môi trường hoàn toàn không phù hợp cho sự sống bình thường của trái đất.

Nhưng loài tôm Rimicaris hybisae lại ăn chính những thức ăn được “nấu chín” nhờ những rãnh nhiệt đó, chủ yếu là các loại vi khuẩn sinh sống ở bên trong các rãnh nhiệt.


Loài tôm Rimicaris hybisae

 

Các nhà khoa học cho rằng nếu loài tôm nói trên và các loài vi khuẩn tồn tại được trong môi trường cực đoan như thế của trái đất, chúng có thể sống ở những hành tinh khác có môi trường tương tự, như mặt trăng Europa của Mộc tinh (Jupiter), nơi mà dưới bề mặt có thể có nước.

“Trong hai phần ba lịch sử trái đất, sự sống đã chỉ tồn tại ở dạng hệ vi khuẩn”, Max Coleman, nhà khoa học cấp cao của Phòng thí nghiệm phản lực NASA, nói.”Trên Europa, nếu có sự sống thì khả năng cao chúng cũng tồn tại ở dạng vi khuẩn, và ở các rãnh nhiệt giống như ngoài biển Caribe”.

Nếu như loài tôm ăn các vi khuẩn, thì vi khuẩn ăn gì? Các nhà khoa học nói các loài vi khuẩn tồn tại bằng cách thực hiện các phản ứng hóa học: do trong những rãnh nhiệt thoát ra rất nhiều khí H2S, các vi khuẩn sẽ chuyển hóa chúng thành các vi chất hữu cơ.

Lần đầu tiên bắt được cá “Quỷ biển đen”


Viện nghiên cứu thủy sinh Monterey, Mỹ, vừa công bố những hình ảnh mà họ cho là các hình ảnh đầu tiên của một con cá chụp đèn cái, hay còn có tên khác là “Quỷ biển đen”.

Nếu bạn đã xem bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Pixar năm 2003, “Finding Nemo” (Đi tìm Nemo) hay đã đọc qua truyện dài Doraemon “Lâu đài dưới biển”, bạn sẽ nhận ra con cá chụp đèn này.

Viện Monterey đã chụp ảnh và quay phim được con cá với thiết bị quay phim cực kỳ hiện đại Doc Ricketts. “Chúng tôi cho con robot này lơ lửng trên mặt nước ở các độ sâu khác nhau (10 phút cho mỗi độ sâu) và cố gắng chụp và quay mọi sinh vật chuyển động mà chúng tôi trông thấy”, người phát ngôn của viện, Kim Fulton-Bennett, giải thích.

Hoạt động này đã được viện thực hiện suốt 20 năm qua, và bắt được “Quỷ biển đen” là một trong những thành công vang dội của họ.



 


 Cá chụp đèn

T. H theo TTO- Video: Youtube