Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Vụ "60 tấn Cyanua giả nhập từ Trung Quốc": Dính chết 60 tấn có chất cực độc Cyanua!

(11:00:35 AM 23/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Chưa biết là chất gì, độc hay không độc mà đã có ý định đem đi chôn lấp thì quá vô trách nhiệm.

>>Yêu cầu 2 Công ty Vàng tiêu hủy 60 tấn Cyanua giả nhập từ Trung Quốc

>>Vụ "60 tấn Cyanua giả nhập từ Trung Quốc": Mù mờ trước chất độc !

 

Đó là nhận định của KSC. Nguyễn Văn Hoan, Phó trưởng phòng Công nghệ Hoá Học - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, trước sự việc, các cơ quan chức năng đang yêu cầu 2 Cty Vàng Phước Sơn và Vàng Bồng Miêu tiêu hủy 60 tấn Cyanua giả được nhập từ Trung Quốc.



Công nhân khai thác vàng ở Bồng Miêu



Muốn phân biệt thật - giả phải xét nghiệm mất 1 - 2 ngày


Chia sẻ với Đất Việt, ngày 21/11, ông Hoan cho biết, chuyện tập đoàn Besra Việt Nam nhập khẩu phải 60 tấn có chất Cyanua không phải chuyện lạ. Bởi, theo ông Hoan thì thực ra mà nói TQ nắm được yếu điểm, Cyanua là loại chất cực độc nên không ai muốn động vào để thử, nên dễ dàng tráo hàng giả để đánh lừa.

Ông còn phân tích kỹ hơn về chất độc này: "Loại chất này được xếp vào dạng cực độc, chỉ cần dính vào 1 tí cũng có thể gây chết người, một miếng vụn nhỏ có thể làm chết một con ngựa 700-800 kg. Cho nên người mua cũng chẳng dại gì thử nghiệm là thật hay giả".

Hơn nữa, theo ông Hoan nói thì để thử nghiệm được thật hay giả thì cũng phải vào phòng thí nghiệm, chứ không thể làm ngoài trời, tại những nơi buôn bán được. Quy trình là phải mang bảo quản tại phòng thật kín, sau đó mang vào phòng thí nghiệm, mỗi lần xét nghiệm cũng mất 1-2 ngày mới có kết quả, chứ không phải thử ngay ngoài hiện trường, vì không thể thử nhanh được.

Ông khẳng định: "Nên đó là nguyên do có thể để công ty này bị lừa. Hoặc cũng có thể đặt giả thiết, có thể khi thử nghiệm phải lấy mẫu đặc trưng, thì lại được lấy mẫu ở bao hàng thật, nhưng tất cả các bao khác lại là hàng giả. Có nghĩa đáng lẽ mình phải tự lấy mẫu, chứ không phải để bên bán lấy mẫu, trong lô hàng phải lấy mẫu ở các bao khác nhau".

Thế nhưng, theo ông Hoan đó là chuyện không thể, vì nếu có thí nghiệm thì cũng cần đảm bảo quy trình an toàn vô cùng nghiêm ngặt. Khi đã kiểm nghiệm được rồi còn phải niêm phong, chữ ký, chứ không sẽ rơi vào tình trạng kiểm nghiệm hàng thật, nhưng lại được giao hàng giả. Vì đơn giản người bình thường, ở chỗ mua bán không ai dám động, dám thử.

Bởi đơn giản, khi đưa vào sử dụng khai thác vàng nó cũng đã vô cùng độc hại, gây chết người, ảnh hưởng môi trường xung quanh, chỉ đơn giản nhìn những người phu vàng ai cũng bị nhanh xuống sức khỏe, sinh con cái hay bị dị dạng.

Đem chôn lấp là vô cùng nguy hiểm, không có đạo đức

Theo như các cơ quan quản lý tỉnh Quảng Nam thì hiện nay, 60 tấn chất được cho là có Cyanua giải đang được tập đoàn này để trong xe container. Tuy nhiên, theo ông Hoan nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi nếu bị oxy do không khí bên ngoài hoặc ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ bị chảy nước, như vậy là vô cùng nguy hiểm.

Bình thường những người tiếp xúc với chất độc này toàn phải đeo khẩu trang, bảo hộ lao động, dây cao su, ủng, mặt bảo hộ, vì đơn giản nó là chất chết người, độc ngang với chất phóng xạ.

Còn hiện nay, để biết 60 tấn chất này là gì, thì phải lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm, để xét nghiệm xem có đúng không, có bao nhiêu % là Cyanua.

Ông Hoan nhấn mạnh: "Chúng ta phải đặt giả thiết, nó không phải giả hết, nó bị trộn tỷ lệ, đáng lẽ là 10 thì chỉ có 2 phần là thật, còn 8 phần là giả. Nhưng dù có vậy thì cũng vô cùng độc, đối với chất này thì 1/1.000.000 còn độc, nói gì đến 2 phần.

Một thực trang đau đớn hơn, như ông Hoan chia sẻ thì ngay cả như bây giờ mang đi vào phòng thí nghiệm không phải phòng nào cũng nhận, vì độc quá nên không muốn nhận.

Chính vì vậy, nếu chưa biết đây cụ thể là chất gì, mà tập đoàn này muốn đem đi chôn lấp, thì vô cùng nguy hiểm, thiếu trách nhiệm, thậm chí sẽ bị công an môi trường phạt.

"Nên có đạo đức trong việc xử lý các chất độc hại, không ai mang đi chôn lấp khi chưa biết là chất gì, thậm chí có thể truy tố tội hình sự. Nói ngay ví dụ cụ thể, nước ta có 94 triệu dân, 60 tấn chất độc nếu là Cyanua thì có thể làm cho 94 triệu dân chết 5 -6 lần chứ không chỉ một lần", ông Hoan lý giải.

Tiêu biểu nhất, đó là hiện nay, đi đánh dưới biển người ta hay mang chất này đi để diệt san hô, diệt cá, biển mênh mông san hô còn chết, nói gì chôn xuống đất, mức độ lan tỏa thế nào.

Xét nghiệm đắt, nhưng chưa chắc đã có nơi nhận

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về các hóa chất, ông Hoan vô cùng lo lắng, khi số lượng chất này chưa được kiểm nghiệm từ năm 2011.

Ông Hoan bày tỏ quan điểm: "Nói là giả nhưng chắc gì là giả, một thời gian dài bảo quản cũng có khi nó bị giảm chất lượng xuống, chứ giả hoàn toàn thì phải đặt câu hỏi nghi vấn. Đơn giản là vì công ty này sản xuất mấy chục năm nay rồi, nên không thể nói thiếu kinh nghiệm trong việc mua, chúng ta lấy gì làm cơ sở kết luận được là bị lừa".

Theo phân tích của ông Hoan thì hiện nay, trong làm vàng chỉ dùng 2 loại thủy ngân và Cyanua để tách vàng, những chất này không tan trong vàng, thả xuống thì vàng và kim loại sẽ bị hút vào đó.

Đưa ra phương án xử lý triệt để cho chất độc này, ông Hoan đề xuất: "Một là, có thể đưa vào những khu vực hầm, xây bao xi măng xung quanh, chôn kín, khoanh vùng lại, chứ không phải chôn dưới đất. Hai là, đem ra nhà máy hóa chất cho phân hủy, đốt trong lò đứng cao. Chất này cũng độc ngang với dầu biến thế ở vịnh Hạ Long, cả hai đều gây ung thư và chết người, nên cách xử lý cũng như nhau".

Bên cạnh đó, ông Hoan cũng kể lại, thời Napoleon ngày xưa, các loại vua chúa đều chết vì chất độc Cyanua, nếu muốn hạ độc, thì mỗi ngày sẽ cho ngửi một ít, sau đó sẽ chết dần chết mòn. Đặc biệt, chết bằng chất này thì sẽ không ai phát hiện ra, sau này nhiễm vào xương, xét nghiệm xương thì mới biết có nhiễm Cyanua hay không.

Điều trớ trêu, ông Hoan cho hay: "Cái đáng lo nhất là bây giờ nếu đem đi phân tích cũng mất rất nhiều tiền, nhưng không phải nơi nào cũng nhận, tiền quan trọng nhưng không là gì so với sự độc hại. Đắt nhưng chưa chắc có người nhận làm, họ chẳng dại gì đối chất với nguy hiểm".

(Theo Đất Việt)