Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Lăng Ông Bà Chiểu, hay còn gọi là lăng Ông là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Do lệ kiêng cữ tên nên không biết từ lúc nào người dân đã ghép “lăng Ông” với “Bà Chiểu” (tên khu chợ kế bên) để chỉ khu lăng của Tả Quân. Điều này khiến nhiều người nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu!
Tên lăng là do ghép với chợ Bà Chiểu bên cạnh
Lăng Ông Bà Chiểu được xây trên một gò đất cao, thế Kim Quy thoai thoải về phía cầu Bông mà theo thuật phong thủy đây là vị thế nằm ngay long mạch hợp với địa linh nhân kiệt.
Lăng vốn được xây trên gò đất cao
Bao quanh lăng là bốn bức tường cao ngang vai được chạm trổ tinh tế với bốn cổng ra vào ứng với bốn con đường là Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.
Cổng chính vào lăng
Hướng ra đường Đinh Tiên Hoàng
Cổng vào khuôn viên
Nhà bia trong khuôn viên lăng
Trước phần mộ song táng của Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ
Bao quanh mộ là một bức bình phong bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn
Công trình Lăng mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn với kiểu nhà kép hai mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà. Bên cạnh đó, những bức bích họa, khảm sành sứ và tượng đá được chế tác tinh xảo cũng góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp hài hòa và tinh tế của Lăng Ông.
Miếu thờ
Người Sài Gòn không kể là già trẻ, lớn bé đều xem Lăng Ông như ngôi nhà tinh thần của mình
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thanh thoát, bình dị và bầu không gian tĩnh tại hiếm hoi giữa lòng Sài Gòn, Lăng Ông Bà Chiểu còn có khá nhiều điển tích ly kỳ liên quan đến cuộc đời lẫn cái chết của Tả quân Lê Văn Duyệt, về thuật phong thủy, những câu chuyện lịch sử, kiến trúc độc đáo mà bạn chắc chắn sẽ thích thú nếu có dịp khám phá.