Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cảnh trong câu chuyện Nhặt xương cho thầy thuộc chương trình Quà tặng cuộc sống
Cảnh trong câu chuyện Nhặt xương cho thầy thuộc chương trình Quà tặng cuộc sống. Ảnh cắt từ clip
Người thầy ăn hết thịt, cá chừa xương cho trò
Việc “Chuyển động 24 giờ” phát phần điều tra về Công Phượng khiến cộng đồng mạng sục sôi với phần nhiều là chỉ trích, chỉ phần nhỏ là ủng hộ.
“Đã làm báo thì phải đi tìm sự thật đến cùng, đã đành! Nhưng cái cách kênh truyền hình chuyển động 24h của VTV vùi dập một tài năng hồn nhiên như Công Phượng nhân danh đi tìm sự thật của người làm báo thấy rõ một sự hả hê của người lớn. Nếu giỏi, sao không đi tìm sự thật "người lớn" nào đó đã gian lận tuổi của em Công Phượng đi, sao lại nhắm thẳng vào cậu ấy mà công kích, mà vùi dập làm như thể cậu ấy tự gian lận tuổi của mình? Cuối chương trình, bạn "chuyển động 24h - VTV" còn bày đặt yêu thương Công Phượng, mến mộ tài năng sau khi đã "đâm một nhát dao chí mạng vào lưng" cậu ấy!” – cư dân mạng nickname Ngọc Bảo Châu có đoạn viết trên Facebook.
“Xì – căng – đan” này chưa chấm dứt, tối 19-11, chương trình “Quà tặng cuộc sống” trên VTV3 phát sóng câu chuyện “Nhặt xương cho thầy”. Câu chuyện nói về một ông thầy được mời về nhà dạy riêng cho học trò nhưng ngại ăn cơm cùng phụ huynh nên đã đề nghị được ăn với trò. Trong bữa cơm chỉ có thầy trò, ông thầy ăn hết phần thịt, chỉ gắp xương cho trò… Đây là câu chuyện chế giễu những ông thầy tham ăn, xấu tính, vạch mặt xấu trong ngành giáo dục theo lối hóm hỉnh khiến người xem phì cười.
Tuy nhiên, nếu được chiếu vào một ngày nào đó khác hơn, có lẽ chẳng ảnh hưởng gì. Đằng này, câu chuyện lại phát sóng trước Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 khiến làn sóng tranh cãi nổ ra trên mạng.
Một số cư dân mạng phản đối mạnh mẽ: “Nhà đài không biết suy nghĩ hay sao, tại sao lại nghĩ về hình tượng giáo viên như thế, phải xử lí nghiêm những người tạo ra và cho phát video này” – cư dân mạng nickname Hung Pham viết; “Ngày 20-11 mà cho chiếu cái này đúng không hiểu đang cảm ơn hay làm xấu hình ảnh người nhà giáo...không biết đó là lời chúc hay lời mỉa mai đây.........không hiểu nổi VTV đang làm gì”; “Đúng là thâm, ai có tật giật mình nhưng nên vào một dịp khác, tôn vinh các thầy cô hết lòng vì học trò chứ không phải đem tiêu cực ra mà mỉa mai. VTV dạo này lắm xì-căng-đan quá nhỉ!” – người khác viết.
Bên cạnh đó cũng có những người ủng hộ: “Mình là một giáo viên trẻ dạy vật lý (24 tuổi). Cái mình nhận từ clip là người thầy cô truyền đạt nên hiểu rằng trẻ con sẽ ví như tấm gương phản chiếu lại cách cư xử của người thầy, người cô. Ý nghĩa clip không phải chê trách nghề giáo, mà qua đó nhắn nhủ rằng làm nghề giáo phải vượt qua những thói đời tầm thường như miếng ăn, tấm áo, có thể mới có thể làm gương cho đám trẻ. Lo dạy các em học trò mà quên mình mới là nhà giáo. Và mình mong các bạn khi xem clip chê trách nào thì cũng tự nghĩ thoáng chút trước khi rút ra kết luận nó không tốt. Không nên cổ hủ cho rằng 19-11 hay 20-11 là bắt buộc phải khen thầy cô, mà có khi nhân 19-11, 20-11 quý đài VTV gửi lời nhắn nhủ đến thôi. Chúc mọi người luôn vui vẻ và hạnh phúc. Thân!”;
“Trước khi phát sóng người ta cũng đã nghĩ rất nhiều trường hợp xảy ra. Không phải tự nhiên người ta quyết định phát sóng vào tối hôm qua. Rõ ràng đoạn phim này đã gây tủi thân cho rất rất nhiều vị thầy cô đáng kính nhưng hãy nhìn vào mặt thứ 2 của nó. Khi tôi không còn được đi học nữa, mới hôm qua thôi, tôi mới biết rằng bữa nay học trò đi Tết thầy cô là mang theo lì xì chứ không phải hoa như trước nữa.
Tuổi thơ của chúng tôi, không xa lắm đâu, vài năm trước đây làm gì có sự "tiến bộ" như thế. Thật sự thì đối với rất nhiều nhà giáo, đoạn phim có thể nói là đã làm cho các thầy cô buồn lòng, nhưng mà đối với những nhà giáo chân chính, họ đủ lòng bao dung và thấu hiểu cho nghề nghiệp của những người làm truyền hình, vì họ không phải tự nhiên mà lại có thể phát sóng đoạn phim đó, đoạn phim phát sóng trên đài truyền hình đại chúng, VTV3 của Việt Nam”; “VTV tát thẳng vào dối trá bóng đá, hàng chục triệu cục đá chọi VTV. VTV tát thẳng vào góc khuất giáo dục, hàng chục triệu cục đá chọi VTV. Còn quá nhiều người trọng sĩ diện, không dám nhìn vào thực tế!”;…
Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TT-TT) vừa ra quyết định phạt VTV 30 triệu đồng vì làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy qua việc phát sóng câu chuyện trên. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng vừa qua Bộ TT-TT rất mạnh tay xử lý “rác mạng” cũng như sai phạm của báo giấy, ngay cả những cơ quan báo chí thuộc Bộ như Báo điện tử Infonet cũng bị xử lý sai phạm. “VTV là truyền hình quốc gia cũng không nằm trong vùng cấm” - ông Tuấn nêu rõ.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nói thêm nhiều chương trình trên VTV là chương trình xã hội hóa hoặc các công ty truyền thông quảng cáo độc quyền quảng cáo như chương trình Nhân tố bí ẩn phối hợp với Cát Tiên Sa, Chuyển động 24h phối hợp với công ty truyền thông ADT, Quà tặng cuộc sống phối hợp với công ty cổ phần truyền thông Sunrise… “Luật không cấm nhưng làm với bất cứ công ty nào thì VTV cũng không thể buông lỏng kiểm soát như đã xảy ra vừa rồi và VTV phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm” - Thứ trưởng Tuấn khẳng định.
Đây không phải lần đầu các chương trình phát sóng trên VTV gây ra tranh cãi theo dạng này. Trước đó, dư luận từng sôi sục với vụ: Thí sinh chương trình truyền hình thực tế "Nhân tố bí ẩn" dùng khăn piêu làm khố. Vụ này ầm ĩ khiến Bộ Thông tin và truyền thông quyết định phạt VTV 15 triệu đồng. Trước nữa, VTV nhận "gạch đá" khi chương trình Vua đầu bếp phát sóng có cảnh thí sinh chặt đầu baba gây tranh cãi dữ dội trên mạng... Gần đây nhất, cặp thí sinh Nam Cường-Quế Vân biến tấu quá đà bài Chuyện tình Lan và Điệp trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo phát sóng trên VTV3 cũng bị dư luận chỉ trích.
Video Chuyện tình Lan và Điệp trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo phát sóng trên VTV3 cũng bị dư luận chỉ trích: