Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nhiệm vụ thám hiểm được thực hiện ở miệng hố lớn nhất trong số ba miệng hố trên bán đảo Yamal, phía bắc Siberia, Nga. Nó có đường kính khoảng 60 m.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tiếp cận đáy của một miệng hố sâu với bề mặt bao phủ trong băng tuyết. "Chúng tôi cố gắng đi xuống phía dưới và tất cả đều thành công. Chúng tôi sử dụng thiết bị và việc này dường như dễ dàng hơn vào mùa đông", Vladimir Pushkarev, giám đốc Trung tâm Thám hiểm Bắc Cực của Nga (RCAE) , người đứng đầu nhóm thám hiểm, cho hay.
Đáy của miệng hố là một hồ nước đóng băng. Độ sâu tối thiểu của hồ này khoảng 10,5 m, tuy nhiên có thể sâu hơn.
Tại đây, họ kiểm tra định vị, sử dụng thiết bị thăm dò bề mặt băng, không khí và các loại khí. Kết luận sẽ được đưa ra sau khi phân tích dữ liệu và kết quả đo đạc.
Nhóm chuyên gia hy vọng chuyến thám hiểm này có thể làm sáng tỏ nguyên nhân hình thành ba miệng hố bí ẩn tại khu vực này trong thời gian qua.
Sự nóng lên toàn cầu khiến khí methane bên dưới băng bị giải phóng đột ngột, tạo ra những vụ nổ lớn dưới lòng đất hiện được coi là lời giải thích cho hiện tượng này.
Các giả thiết ban đầu được cho là liên quan đến sự va chạm của thiên thạch, vật thể bay không xác định hoặc do một vụ nổ khí.
Trong tương lai, họ dự định sẽ khám phá các khu vực xung quanh, so sánh với hình ảnh chụp từ không gian và hình ảnh ghi lại từ những năm 1980. Hiện tượng này có thể đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được biết đến.
Chuyến thám hiểm tiếp theo dự kiến thực hiện vào tháng 4 năm sau.