Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là một dấu hiệu nguy hiểm, và những con ếch nhỏ với màu rực rỡ cũng không ngoại lệ.
Ếch độc phi tiêu vàng được đánh giá là loài nguy hiểm nhất, độc tố của nó trung bình đủ để giết 10-20 người đàn ông. Đó là con số khá ấn tượng đối với một con vật chỉ phát triển chiều dài gần 4cm.
Ruồi xêxi (tsetse) ở Châu Phi được trang bị một vòi lớn, chúng sử dụng để hút máu của động vật có xương lớn, bao gồm cả con người. Nó truyền bệnh do đơn bào Trypanosoma gây ra, còn được gọi là bệnh ngủ.
Ước tính có đến 300.000 người bị nhiễm bệnh ngủ do ruồi xêxi gây nên, mà hậu quả là tình trạng sưng não
Bạch tuộc đốm xanh mặc dù vô cùng nhỏ. Loài trưởng thành chỉ tăng trưởng kích thước khoảng 5 cm, nhưng bạch tuộc xanh được coi là một trong những sinh vật độc nhất trên thế giới.
Bình thường bạch tuộc đốm xanh rất hiền lành, nhưng nó sẽ cắn nếu bị kích động hoặc vô tình bị dẫm lên tại bãi biển.
Bọ chét là ký sinh trùng hút máu nhỏ, rất mất vệ sinh và là nguyên nhân lây lan nhiều bệnh.
Trong thực tế, bọ chét là sinh vật truyền bệnh các đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử như cái chết đen, còn gọi là bệnh dịch hạch. Dù bệnh dịch hạch không phổ biến ở thời đại này, nó vẫn còn tồn tại. Có khoảng 1.000 đến 2.000 trường hợp được báo cáo mỗi năm trên toàn thế giới.
Bọ cạp đỏ Ấn Độ là loài bọ cạp nguy hiểm nhất trên thế giới. Sinh vật này chỉ phát triển kích thước đến khoảng 50-90 mm, nên rất khó phát hiện.
Muỗi. Có thể khó tin, nhưng muỗi là nguyên nhân dẫn đến cái chết của con người nhiều hơn so với bất kỳ sinh vật khác. Danh sách các căn bệnh chết người mà muỗi mang đến là dài và đáng sợ. Nó bao gồm các bệnh sốt rét, sốt vàng da, sốt xuất huyết, viêm não và virus West Nile… và đó mới chỉ là một vài căn bệnh.
Sứa Irukandji là loài sứa nhỏ nhất, cũng là loài có nọc độc mạnh nhất thế giới. Vết cắn của nó mạnh bằng 100 lần vết cắn của một con rắn hổ mang và 1.000 lần của nhện đen lớn ở vùng nhiệt đới.
Vết cắn của sứa Irukandji gây đau nghiêm trọng khắp cơ thể, buồn nôn, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim và huyết áp.