Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Lỗ đen trong vũ trụ có tồn tại mãi mãi?

(07:40:23 AM 08/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Lỗ đen không tồn tại mãi mãi mà sẽ bốc hơi dần. Vậy mất bao lâu để chúng bốc hơi hết?

Hỏi: Tôi nghe nói các lỗ đen trong vũ trụ không tồn tại mãi mãi, chúng sẽ bốc hơi và đến một giai đoạn nào đó sẽ biến mất. Vậy mất bao nhiêu lâu để chúng bốc hơi hết? - Nguyễn Ngọc Long (Hà Nội).

 

Sự thật về sự vĩnh hằng của lỗ đen trong vũ trụ

Ảnh minh hoạ IE


 
Ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia về thiên văn - vũ trụ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Lỗ đen (Black hole) là một vùng trong không gian, trong đó vật chất và bức xạ không thể thoát ra ngoài được. Mỗi lỗ đen có một nhiệt độ xác định và nhiệt độ này tỷ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, lỗ đen càng nhỏ thì nhiệt độ càng cao và ngược lại.


Tốc độ bay hơi lại tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Như thế có nghĩa là lỗ đen càng nhỏ nhiệt độ càng cao và sự bay hơi diễn ra càng mãnh liệt.
Tùy thuộc vào mức độ lớn nhỏ của nó mà quá trình bay hơi diễn ra nhanh hay chậm. Những lỗ đen có khối lượng lớn bằng khối lượng của Mặt Trời muốn bốc hơi hoàn toàn cũng phải mất nhiều tỷ năm. Cứ như thế đối với những lỗ đen tồn tại ở trung tâm các thiên hà thì thời gian để bay hơi hoàn toàn còn lớn gấp bội lần.

Nguyễn Đức Phường- chuyên gia về thiên văn - vũ trụ