Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Cạnh tranh không lành mạnh ?
>>Bảo Kim sao chép sản phẩm của Ngân Lượng ?
nganluong.vn và baokim.vn có nhiều điểm tương đồng.
Vụ thứ hai, Cty phần mềm Hòa Bình (Peacesoft) tố cổng thanh toán trực tuyến baokim.vn (gọi tắt là BK) thuộc Cty CP thương mại điện tử Bảo Kim đã có hành vi sao chép nội dung của cổng thanh toán trực tuyến nganluong.vn (gọi tắt là NL) do Cty này sở hữu.
Nganluong.vn có bị sao chép?
So sánh về nội dung thông tin vào thời điểm ngày 17.9 dễ dàng nhận ra những chi tiết của BK - mới ra mắt tháng 6.2010 - rất gần với NL đã ra mắt cách đây ba năm. Đơn cử, NL có mục “mua sắm an toàn” thì BK đặt là “mua hàng an toàn”, NL đặt là “tích hợp chức năng thanh toán” thì BK gọi là “tích hợp thanh toán”, NL có “thanh toán trực tuyến” thì BK chệch đi là “chuyển tiền trực tuyến”, NL có “bảo hiểm giao dịch” thì BK có “giao dịch bảo đảm”...
Tuy nhiên, trong thông cáo phát đi, Peacesoft cho rằng “Bảo Kim gần như giống hoàn toàn phiên bản 1.0 của Ngân Lượng từ khái niệm sản phẩm, mô hình dịch vụ, cấu trúc chức năng... cho đến mẫu hợp đồng, các nội dung giới thiệu quảng cáo và lời lẽ giải thích trên website”.
BK đã phản bác lại NL và vô hình trung “vạch áo cho người xem lưng” hai DN VN. Theo BK, Cty này học tập mô hình thanh toán trực tuyến nổi tiếng như Paypal.com và Alipay.com chứ không sao chép từ NL, sự giống nhau giữa BK và NL chỉ vì NL cũng gần giống với các thông tin của Alipay.com. Nhưng điều oái oăm nhất chính là, NL căng với BK bên ngoài nhìn vào khó tránh được dư luận xì xào “hai kẻ bắt chước uýnh nhau”. Còn đưa nhau ra tòa, NL muốn thắng trước hết phải có chứng nhận đăng ký bản quyền về các nội dung, thông tin liên quan đến cáo buộc đối thủ đã sao chép.
“Cạnh tranh không lành mạnh”
Kết quả đo kiểm chất lượng 3G tại TPHCM được công bố hôm 25.8 với “kết quả” là Viettel dẫn đầu ở 16 điểm đo, MobiFone dẫn đầu ở 5 điểm đo và VinaPhone dẫn đầu ở 3 điểm đo. Điều đáng nói và cũng gây ra phản ứng từ phía “hai anh em nhà VNPT”, là sau đó Viettel đã dùng kết quả này “chế” thành bài PR, quảng cáo tạo ra lợi thế so sánh cho dịch vụ của mình.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng CNTTTT thuộc Bộ TTTT: “Hiện luật pháp không có quy định cấm các tổ chức, cá nhân độc lập thực hiện đo kiểm và công bố chất lượng dịch vụ viễn thông”. Tuy nhiên, công việc đo kiểm phức tạp đòi hỏi có phương pháp khoa học và các tiêu chuẩn khách quan, thiếu những yếu tố này cuộc đo kiểm “không bảo đảm độ tin cậy”.
Trao đổi với chúng tôi, phụ trách truyền thông của Viettel tại TPHCM cho biết, trước khi “thông tin lại” kết quả đo kiểm, họ đã tham vấn ý kiến của bộ phận pháp lý và được trả lời rằng không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên phía MobiFone cho rằng, so sánh kết quả công bố trên tạp chí eChip Mobile số ra ngày 25.8 với các mẫu quảng cáo của Viettel đăng trên một số báo, thì thấy thông tin đã được Viettel “biên tập lại” và loại trừ một số lời giải thích về tính khách quan trong thông tin nguồn, từ đó nhằm PR so sánh tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.
Kết quả đo kiểm được đăng tải trên báo là thể loại báo chí, có tính chất thông tấn và xuất phát từ động cơ vì phục vụ độc giả - người tiêu dùng, được điều chỉnh bởi Luật Báo chí. Việc Viettel “biên tập lại” thành bài PR đã chuyển tính chất sang thông tin thương mại, với động cơ tạo lợi thế so sánh, theo quy định sẽ bị điều chỉnh bởi Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh.
Vụ việc này đang tạo ra một tiền lệ - gọi là “xấu” theo cách nhìn của MobiFone và ngược lại theo cách nhìn của Viettel. Tuy nhiên, thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ TTTT là phải làm rõ vấn đề, để đảm bảo các DN hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật.