Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh: minh họa
Trên các cánh đồng nằm dọc theo quốc lộ 30 từ thành phố Cao Lãnh đến tận huyện đầu nguồn lũ Tân Hồng đâu đâu cũng thấy phương tiện đánh bắt này, có nơi 1 ha mặt nước có từ 2-3 cái dớn.
Dớn được làm bằng lưới cước, mắt lưới nhỏ nhất là 7 ly, chiều cao của dớn từ 1,4-1,6 mét, còn chiều dài tùy ý. Theo anh Nguyễn Thành Danh ở ấp 1, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, người đánh bắt bằng dớn nhiều như vậy là do dớn dễ làm và dễ khai thác thủy sản. Mỗi ngày chỉ cần ra thu hoạch từ 1-2 lần, mỗi lần thu hoạch được 2-3 kg cá, lươn, rắn, ếch các loại, không bỏ sót con nào kể cả loại cá bé bằng que tăm.
Mặc dù chính quyền địa phương khuyến cáo cấm đánh bắt thủy sản bằng dớn nhưng do có lợi và các ngành chức năng chưa kiên quyết xử lý nên hình thức đánh bắt thủy sản này ngày càng phát triển. N guồn cá đồng ở Đồng Tháp Mười và nhất là ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, gần như cạn kiệt. Hiện chỉ những nơi được bảo vệ tốt như Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng hay Khu di tích Xẻo Quít mới còn nguồn cá đồng.
Trước tình trạng khai thác cá đồng bằng dớn tràn lan, theo ông Lê Hoàng Vũ – Chi Cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp, Chi cục đã kiên quyết xử lý, phạt theo qui định của ngành thủy sản, nhưng do lực lượng của ngành rất mỏng nên cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.