Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các nhà nghiên cứu vừa hồi sinh được một loại virus cũ, có niên đại 700 năm tuổi, được phát hiện trong hóa thạch phân tuần lộc. Họ cho biết tiềm năng hồi sinh lại các loài virus khác là rất cao.
Theo các nhà khoa học, virus mới hồi sinh có thể đã nhiễm vào tuần lộc qua đường ăn uống. Eric Delwart, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hệ thống máu tại San Francisco, Mỹ, cho biết phát hiện này chứng minh virus có thể tồn tại một cách đáng ngạc nhiên trong thời gian dài ở môi trường lạnh. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu sinh học và tìm ra cách đánh bại mẫu virus vừa hồi sinh.
Nhóm nghiên cứu của Eric đã phân tích các vật liệu di truyền của virus (các đại phân tử đóng vai trò lưu giữ và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào) chứa trong lõi khoan các lớp phân tuần lộc đóng cặn lên đến 4.000 năm tuổi trong một tảng băng ở dãy núi Selwyn của Canada.
Tuần lộc nhiễm loại virus kể trên khi ăn lá cây.
Tuần lộc thường tập trung ở gần các tảng băng để thoát khỏi côn trùng và cái nóng mùa hè, và phân của chúng thải tại đây thường có chứa những thực vật đã tiêu hóa một phần. Các tác giả đã tách hoàn toàn được bộ gene, DNA của virus khỏi lớp lõi băng 700 tuổi.
Sử dụng công nghệ di truyền ngược, các tác giả tái tạo bộ gene, DNA của virus để khẳng định virus có thể lây lan ở các loài thực vật. Trong điều kiện đóng băng liên tục, nguồn gốc của virus có thể được bảo quản trong nhiều thế kỷ.
Phát hiện trên làm dấy lên báo động cho toàn nhân loại, nhóm nghiên cứu cảnh báo khi băng Bắc Cực tan chảy nhanh hơn vì tác động của biến đổi khí hậu, hàng loạt các virus cổ đại có thể được giải phóng vào môi trường, rất nhiều virus trong số đó có thể vẫn còn gây ảnh hưởng truyền nhiễm.