Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nằm trên đỉnh một sườn núi trong dãy Hill Khasi của Ấn Độ về phía đông bắc, làng Mawsynram được xem là nơi ẩm ướt nhất trên hành tinh với lượng mưa trung bình cao nhất trên thế giới.
Nước mưa chảy xối xả trên những bậc thang của ngôi làng trong một trân mưa to như trút
Tháng Sáu và tháng Bảy là hai tháng mưa cao điểm ở đây với lượng mưa trung bình đo được lên đến 6,985 mm.
Nằm trên đỉnh của một sườn núi trong dãy Hill Khasi của Ấn Độ về phía đông bắc, làng Mawsynram là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất trên hành tinh
Những ngày mưa liên tục ở Mawsynram
Những người dân nơi đây sử dụng chiếc ô “knup” truyền thống để làm việc và sinh hoạt
Hình ảnh người nông dân mang trên lưng chiếc knup vẫn hăng say làm việc bất kể thời tiết mưa nặng hạt
Xa hơn, phía sâu trong những khu rừng nhiệt đới của bang Meghalaya là những công trình “dân dụng” cho thiên nhiên nhân tạo hết sức độc đáo và kì vĩ.
Hình ảnh cây cầu trong rừng sau không phải được xây dựng mà đang tự mình phát triển
Những rễ nhỏ của cây cao su được những người dân địa phương sử dụng để gia cố thêm cho những công trình dân dụng được thiên nhiên tạo ra quanh ngôi làng ẩm ướt nhất thế giới.
Người phụ nữ địa phương đang nắm những rễ non của gốc cây Đa búp đỏ - vật liệu sử dụng để xây dựng những cây cầu bằng rễ cây ở Cherrapunji, Meghalaya, Ấn Độ
Một cây cầu rễ cây sống sâu trong rừng gần Meghalaya, Ấn Độ
Du khách đến tham Mawsynram chắc chắn sẽ cần mang theo một chiếc ô hoặc thậm chí là một vài chiếc
Tuy nhiên, người dân địa phương nơi đây không để cho mưa làm phiền đến những công việc thường ngày của mình. Họ đã cùng sáng tạo ra những phương pháp và cách thức để đối phó lại với trời mưa.
Họ mang những chiếc knup truyền thống làm từ tre và lá chuối, với thiết kế rảnh tay cho công việc, người dân có thể đứng lên làm việc thoải mái trước mưa gió lớn ở Mawsynram.
Lễ hội Khasi được tổ chức từ năm 1899 khi 16 thanh niên Khasi thành lập phong trào Seng Khasi để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của người Khasi trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Kitô giáo.