Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh: IE
Theo thông tin của Tổ chức sông ngòi Quốc tế cho biết thì: Trong khi việc xây dựng đập Don Sahong đang tiến triển, việc tham vấn khu vực được diễn ra mà không có các nghiên cứu thông tin nền cần thiết để đánh giá dự án một cách có ý nghĩa và quy trình này là quy trình tham vấn lủng củng, có nhiều vấn đề chưa được giải quyết kể từ khi dự án đầu tiên trên dòng chính Mekong, dự án Xayaburi, đã cho thấy những lổ hổng nghiêm trọng.
“Lào vẫn tiếp tục đặt chiếc xe phía trước con ngựa khi họ đưa ra các quyết định có thể ảnh hưởng đến toàn vùng Mekong. Quy trình Tham vấn trước đối với Đậ Don Sahong cũng như thế”, bà Ame Trandam, Giám đốc chương trình Châu Á của tổ chức International Rivers, nói. “Thời gian 6 tháng cho quy trình Tham vấn trước là không có ý nghĩa gì cả nếu không có các nghiên cứu cần thiết, bao gồm một Đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, và những công cụ khác để đánh giá dự án. Không có một nền tảng vững chắc, quy trình này không là gì cả ngoài việc trang trí mặt tiền cho sự hợp tác khu vực sẽ thất bại”.
Theo Hướng dẫn của MRC về Thực hiện Quy trình Thông báo, Tham vấn trước, và Thỏa thuận (PNPCA), việc Tham vấn trước phải diễn ra trước khi có sự cam kết tiến hành dự án. Lý do đằng sau của Quy trình này là “để cho các Quốc gia thành viên có cơ hội đánh giá và nhận xét về đề xuất sử dụng nước (của dự án) và tiến hành trách nhiệm của họ về “sự mẫn cán đúng mức” (due diligence) để đánh giá các tác động tiêu cực lên quyền và lợi ích […]”. Tuy nhiên, Lào đã nói rõ trong Cuộc họp lần thứ 20 của Hội đồng MRC vào tháng 6 rằng họ có ý định tiếp tục xây dựng đập Don Sahong, không liên quan gì đến quy trình Tham vấn trước.Trong các báo cáo sau đó, công ty Mega-First Cooporation Berhad, công ty xây dựng dự án, đã nhanh chóng khẳng định rằng việc xây dựng dự án tại hiện trường đang tiến triển.
Từ khi Lào thông báo cho các quốc gia thành viên MRC về ý định của họ xây dựng đập Don Sahong vào tháng 9 năm 2013, các chính phủ trong khu vực đã bày tỏ những quan ngại về những tác động trên diện rộng của đập đối với thủy sản và an ninh lương thực trong khu vực. Campuchia và Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi đánh giá thêm về các tác động xuyên biên giới của dự án. Cả hai quốc gia cũng đã kêu gọi tất cả các quyết định về các đập trên dòng chính Mekong dừng lại cho đến khi Nghiên cứu của Hội đồng MRC và Nghiên cứu Đồng bằng (của chính phủ VN) được hoàn tất.
“Rất rõ ràng là với tình hình hiện nay, quy trình Tham vấn trước sẽ không có tác dụng gì đối với việc dự án sẽ tiến hành hay không”, Bà Panporn Deetes, Điều phối viên Chiến dịch Thái Lan của tổ chức International Rivers nói. “Và mặc cho Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam bày tỏ quan ngại mạnh mẽ của họ về các tác động xuyên biên giới của Đập Don Sahong, tất cả 4 quốc gia có vẻ đang ủng hộ cho quy trình rỗng tuếch này trong khi đặt tương lai của Sông Mekong và người dân trong vùng này vào rủi ro to lớn một cách thiếu trách nhiệm”.
Các vấn đề đối với quy trình PNPCA đã được các tổ chức dân sự tham gia trong quy trình này tài liệu hóa rất rõ ràng sau sự thất bại của quy trình đối với Đập Xayaburi. MRC đã tiến hành đánh giá riêng của họ về quy trình và các Đối tác phát triển của MRC, bao gồm Chính phủ Australia, tài trợ cho quy trình này, cũng đã tiến hành đánh giá. Tuy nhiên, mặc cho những vấn đề đã được xác định trong các báo cáo này và các kiến nghị để giải quyết các vấn đề, bao gồm xem xét kéo dài thời gian 6 tháng của giai đoạn Tham vấn trước và thiết lập các tiêu chí cho việc Thỏa thuận, tới nay chưa có sự thay đổi nào để cải thiện quy trình Tham vấn trước. Chính phủ Australia hiện nay có vẻ đang sắp tài trợ cho một quy trình lủng củng này lần nữa.
“Các Đối tác phát triển có trách nhiệm đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết được tiến hành để cải thiện quy trình Tham vấn trước trước khi các cuộc thảo luận về Đập Don Sahong được tiến hành”, Bà Ame Trandem nói. “Vì những tác động nghiêm trọng mà đập Don Sahong tạo ra đối với thủy sản và an ninh lương thực trong toàn khu vực, việc Lào tiếp tục đơn phương đặt ra luật lệ tham gia là không thể chấp nhận được. Các quốc gia Mekong cần phải yêu cầu Lào kết thúc hành vi đơn phương và dừng tất cả các hoạt động liên quan đến đập Don Sahong bao gồm tất cả các việc xây dựng, thương lượng, và cả quy trình Tham vấn trước, cho đến khi các nghiên cứu cần thiết được tiến hành và các cải cách được thực hiện để đảm bảo quá trình tham vấn có sự tham gia và có ý nghĩa”.