Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngành bảo vệ thực vật các tỉnh nêu trên đã hướng dẫn nông dân tháo nước, phơi ruộng để hạn chế lây lan đồng thời thực hiện vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ, lập bẫy đèn theo dõi mật độ muỗi hành để phun thuốc khi muỗi phát sinh rộ bằng các loại thuốc đặc hiệu như Sapen alpha 5EC, Sec Saigon 5,10 EC, Diaphos 50EC, Sargent 6G.
Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Việc trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, muỗi hành thuộc bộ Diptera, họ Cecidomyiidae, thường xuất hiện trên những cánh đồng sạ dày, bón thừa phân đạm làm lúa phát triển rậm rạp. Những cánh đồng bị muỗi hành gây thiệt hại nặng, năng suất lúa có thể giảm đến 50%.
Để đề phòng muỗi hành gây hại, Viện đã khuyến cáo nông dân xuống giống đồng loạt trong cùng tiểu vùng hoặc khu vực, tránh tình trạng trong một khu vực hoặc tiểu vùng có nhiều trà lúa, hạn chế phun thuốc diệt sâu ăn lá sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa (40 ngày sau sạ), vệ sinh đồng ruộng tốt, thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện muỗi và phòng trị đúng lúc, không sạ dày, bòn phân đầy đủ và cân đối, nhất là không bón thừa phân đạm giai đoạn lúa đẻ nhánh.