Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông
Mục tiêu chính của Hội nghị nhằm trao đổi những kinh nghiệm khoa học hàng đầu mới nhất về biến đổi khí hậu và quy hoạch vùng đồng bằng; Tìm hiểu và thúc đẩy mối liên kết giữa khoa học, chính sách và thực tiễn ở cấp toàn cầu; Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các vùng đồng bằng châu thổ và các thành phố, vùng đồng bằng. Hội nghị được triển khai quy mô lớn với hơn 100 phiên họp diễn ra bao gồm Phiên toàn thể, các phiên song song và phiên bế mạc.
Trong khuôn khổ hội nghị này, một phiên riêng về Việt Nam đã được tổ chức với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Thái Lai. Nội dung của Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về chủ đề “Khuôn khổ chung cho phát triển”. Phiên họp về đồng bằng của Việt Nam sẽ gồm các báo cáo từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Viện nghiên cứu, Ban Chỉ đạo Tây nam Bộ. Tại Phiên họp, những nội dung liên quan đến kinh nghiệm thực hiện và phản hồi từ các quốc gia cũng sẽ được đưa ra cùng thảo luận. Phiên họp sẽ tập trung vào các phần cơ bản cho “Tiếp cận đồng bằng” và “Tiếp cận tổng hợp” gồm: Tính bền vững, tính linh hoạt và tính thống nhất; Công cụ Pháp chế; và các công cụ phân tích.
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan đã cùng nhau hợp tác áp dụng phương pháp tiếp cận này để cùng nhau xây dựng nên “Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long”, giúp khu vực này thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Kế hoạch này bao gồm các khuyến nghị làm cơ sở cho một khuôn khổ phát triển chung. Những nguyên tắc được chia sẻ giữa Chính phủ và các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam đưa ra các quyết định đầu tư và mang lại các kiến thức, kinh phí cần thiết. Khuôn khổ phát triển chung này sẽ nhằm duy trì khả năng thích ứng và xây dựng một tương lai an toàn và trù phú cho người dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu và đây cũng là vùng đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng. Việc cân bằng các thách thức về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và việc đưa ra các quyết định về làm thế nào định hướng tăng trưởng kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL là một nhiệm vụ hết sức khó khăn để thực hiện phát triển khu vực này một cách bền vững, đảm bảo sự an toàn và thịnh vượng cho người dân. Nhiệm vụ này cần phải có một tầm nhìn chung về tương lai cùng với sự phối hợp giữa lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các cơ quan chính phủ ở trung ương và các đối tác phát triển quốc tế. Do đó, cần có sự thảo luận về những việc cần làm và những việc không nên làm, việc gì làm trước và việc gì làm sau.
Tại phiên họp này, một số các báo cáo tham luận liên quan đã được các đại biểu trình bày và đưa ra thảo luận bao gồm: Bài trình bày của PGS-TS Trần Hồng Thái, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia về “Vùng đồng bằng sông Cửu Long trước các áp lực, thách thức về quản lý nhà nước”. Nội dung của bài trình bày nhằm cập nhật về các vấn đề cấp bách nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung bài trình bày cũng đưa ra các đề xuất cần phải tiếp cận tổng hợp và khung phát triển chung với khả năng có thể áp dụng các phương pháp tiếp cận mới.
Bài trình bày của Ir. Gerardo van Halsema về “Xây dựng một khuôn khổ bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng phát triển” – Tầm nhìn dài hạn và nền tảng cho phương pháp tiếp cận đồng bằng. Trình bày về quy hoạch có sự thích ứng và xây dựng khung phát triển chung cho một tương lai bền vững về mặt kinh tế và xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp theo đó, Bà Victoria KwaKwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cũng có bài trình bày về “Kết hợp các nỗ lực và xây dựng khuôn khổ chung để phát triển” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và khuôn khổ chung cho sự hợp tác (tính bền vững, tính linh động và tính thống nhất). Tầm quan trọng của hợp tác và chia sẻ kiến thức cùng với khả năng áp dụng các phương pháp tiếp cận mới.
Cuối cùng, Ông Arthur Gleijm trình bày về “Khung phát triển chung và nhân tố thay đổi mới thúc đẩy các giải pháp có chi phí phù hợp” với sự đề cập các giải pháp có chi phí phù hợp. Theo đó, bài trình bày cũng nêu rõ, tập trung xây dựng sự hợp tác mới, một phương thức mới để thực hiện như là nhân tố thúc đẩy phát triển và các cơ chế tài chính để thu hút cùng cấp vốn đầu tư với cùng chung trách nhiệm trong mối quan hệ đối tác công tư.
Kết luận tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai phát biểu, thông qua Phiên họp, các bên đã có cái nhìn rõ hơn về khung phát triển chung giúp xác định các nguyên tắc chung trong việc định hướng các nguyên tắc phát triển, xây dựng chính sách để cùng hướng đến một mục tiêu chung: một Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trù phú, bền vững và an toàn. Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng hợp tác trong quá trình xác định các chính sách và giải pháp ưu tiên với các đối tác phát triển và cùng rà soát lựa chọn các dự án ưu tiên nhất tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.