Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Trị ho lúc chuyển mùa bằng cải xanh

(15:54:26 PM 22/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc và có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe


Cải xanh có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe

 

Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử.


Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C...


Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch... Liều dùng: 4 - 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.


Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.


Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, với rượu trắng hâm nóng.


Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hòa đều, đắp chỗ nhọt mới phát.


Dưa cải muối chua và nước dưa cải: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.


Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

Theo SKĐS