Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nhận "món hời", Vinafood 1 còn được thêm tiền

(09:16:36 AM 17/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Đến năm 2015 vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc là 4.359,39 tỷ đồng thay vì 3.965 tỷ đồng trước đây.

Thêm Vinafood 1 xuất khẩu gạo: Nông dân thêm... "chết"?


Trường hợp không đủ nguồn để bổ sung vốn điều lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo cụ thể việc sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn điều lệ còn thiếu cho Công ty mẹ - Tổng công ty.


Quyết định được tăng vốn điều lệ được thông qua khoảng 1 tuần sau khi  Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) được bổ sung làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia và Malaysia cùng Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

 

 


Vinafood 1 sẽ có trách nhiệm Doanh nghiệp này cũng có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh, tạo chuỗi giá trị hàng hóa hình thành mô hình liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ

 

Vinafood 1 sẽ có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh, tạo chuỗi giá trị hàng hóa hình thành mô hình liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ...


Thế nhưng trao đổi với Đất Việt giới chuyên môn tỏ ra thiếu tin tưởng đối với việc thực hiện trọng trách của doanh nghiệp này.


Theo PGS.TS Vũ Trọng Khải, thời gian qua gần như các doanh nghiệp này chưa làm hết vai trò của mình, thậm chí Vinafood 1 và Vinafod 2 đều đang hưởng lợi trên lưng nông dân.


"Họ có chăm lo gì đến chân hàng, đến nông dân, sản xuất đâu! Với tâm lý phải thắng thầu bằng mọi giá, hai tổng công ty này đã trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines hồi tháng 4 với cái giá rẻ mạt, thấp hơn so với các nhà thầu khác từ 28-32 USD/tấn, đến lúc lỗ rồi ai chịu?


"Vinafood 1 và Vinafood 2 chỉ làm cho giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng rẻ đi mà thôi. Họ thắng thầu giá thấp để rồi lại dìm giá của nông dân. Họ sẽ lại chia nhau thị phần, đàm phán với nhau mà chẳng cạnh tranh gì, chỉ "chết" nông dân" mà thôi", ông Khải nói thẳng.


Còn TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: hiện hai thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là Vinafood 1 và Vinafood 2 nắm lượng gạo xuất khẩu rất lớn, chiếm hơn 50% thị phần, còn các doanh nghiệp khác không được bao nhiêu. Qua đợt trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines, cho thấy năng lực của hai tổng công ty này còn nhiều vấn đề phải xem lại. Khâu xúc tiến thương mại, dự đoán thị trường, dự báo giá thầu của hai tổng công ty rất kém.


Ông Bảnh cũng nói thêm về tình trạng độc quyền của VFA. Theo đó, VFA chỉ cấp quota xuất khẩu gạo chủ yếu cho "con" của mình là Vinafood 1 và Vinafood 2, trong khi một số đơn vị khác độc lập làm lại không được xuất trực tiếp.


Còn GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận, từ trước tới nay việc xuất khẩu gạo qua các tổng công ty nhà nước còn mang tính độc quyền, chưa có cơ chế rõ ràng với nông dân. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ hướng đến lợi nhuận, còn lợi ích chia sẻ lại cho nông dân gần như bằng không, hoặc nếu có cũng không đáng kể.

Phương Nguyên