Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Chất thải điện tử đang trở thành vấn đề toàn cầu. Ảnh minh họa
Theo thông tin cập nhật trên tờ The Spectrum, tổ chức Nghiên cứu BCC (Mỹ) cho biết chỉ tính trong năm 2012 người tiêu dùng trên toàn thế giới đã mua 238.500.000 chiếc ti vi, 444.400.000 máy tính, máy tính bảng cộng thêm một lượng khổng lồ khoảng 1,75 tỷ điện thoại di động. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta lại loại thải chúng chỉ trong vòng 3 năm sau khi mua, chính điều này đã khiến lượng chất thải điện tử tăng lên khoảng 8% mỗi năm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thuộc Liên Hiệp Quốc tiến hành đã nhận thấy vấn đề tăng trưởng trong nhu cầu và sản xuất các thiết bị điện tử mới sẽ dẫn đến sự gia tăng khoảng 33 % chất thải điện tử trên toàn thế giới giai đoạn 2012 - 2017 .
"Một số vật liệu trong thiết bị điện tử cá nhân như chì, thủy ngân và cadmium rất nguy hiểm và có thể giải phóng ra các độc tố nguy hại khác vào không khí và nước khi bị đốt cháy hoặc chôn lấp vào bãi rác không đúng quy trình. Việc ném bỏ các thành phần kim loại như đồng, vàng, bạc và palladium trong điện thoại di động cũng như các thiết bị điện tử khác khiến cho quá trình khai thác mỏ kim loại mới trở nên lãng phí.”, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận - Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên tại Mỹ (NRDC).
Ngày nay, khoảng 80% thiết bị điện tử loại thải không được xử lý đúng cách. "Rác điện tử thường được loại bỏ hoặc xuất khẩu sang các nước đang phát triển để đốt ngoài trời hoặc tại phòng vệ sinh có axit nhằm thu hồi kim loại quý và các yếu tố khác", Maureen O'Donnell thuộc tổ chức phi lợi nhuận NRDC trao đổi trên tạp chí EHS.
Bà cho biết thêm, việc thiếu kiểm soát trong nước khiến mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước tăng. "Hiện nay, thảm họa môi trường đang là vấn đề hàng đầu của toàn nhân loại”, bà O'Donnell cho hay.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã ban hành luật mới nhằm kiểm soát các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất thải điện tử trong tương lai từ sản phẩm của họ. Liên minh châu Âu đã kêu gọi các nhà sản xuất thiết bị điện tử "thu hồi" hàng hóa của họ để tái chế khi người tiêu dùng nâng cấp sản phẩm và hạn chế các nước châu Âu xuất - nhập khẩu chất thải điện tử. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thông qua luật này.