Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Loài ong hút mật Honeypot
Một con ong mật hút mật hoa tại trang trại ở phía tây làng người Áo ở Seefeld.
Ong mật nổi tiếng về công việc thụ phấn của mình. Những loài động vật mang hạt phấn hoa từ hoa này đến hoa khác, gieo mầm và tạo thành hạt. Dưới đây là những bí mật đáng ngạc nhiên nhất của côn trùng giúp thực vật thụ phấn trong thiên nhiên.
Ong Hummingbird
Chim ruồi duy trì cuộc sống bận rộn của mình bằng cách hút mật hoa. Loài chim ruồi ong giữ kỷ lục là loài chim nhỏ nhất chỉ 5-6cm. Loài chim này đốt năng lượng một cách nhanh chóng khi bay bình thường, số lần chúng đập cánh lên tới 70 lần/giây.
Thực vật thu hút chim ruồi thường có hoa màu cam và đỏ tươi kèm theo mùi hương quyến rũ. Mật hoa của các loài hoa này có tỷ lệ đường là 26% (gấp đôi lượng đường trong nước giải khát) – theo thông tin của Sở thú Quốc gia Smithsonia. Một số loài hoa đã tiến hóa cấu trúc để buộc chim ruồi khi hút mật thì những phấn hoa sẽ dính rất nhiều trên đầu chim ruồi. Đây chính là cách khiến loài chim ruồi trở thành “dịch vụ chuyển phát phấn hoa” từ hoa này đến hoa kia.
Sâu bướm Morgan's Sphinx
Năm 1862, Charles Darwin tiên đoán được sự tồn tại của một trong những loài thụ phấn tuyệt nhất sau khi ông được tặng cây phong lan (loài Angraecum sesquipedale) có một ống dài để trữ mật hoa. Ông Darwin đã dự đoán rằng có một loài côn trùng cũng có cấu trúc hay vòi dài sẽ được tìm thấy ở quên hương của hoa phong lan: Madagascar.
Vào năm 1903, các nhà tự nhiên học đã tìm thấy được loài sâu bướm nhân sư Morgan, một loài bướm đêm Madagasca có cái vòi dài hơn 30cm. Thật không may, nhà bác học Darwin đã không thể nào tận mắt chứng kiến loài sâu bướm giống như lý thuyết của ông.
Dơi
Loại rượu tequila tồn tại đến bây giờ là nhờ loài dơi thụ phấn. Loài vật hoạt động ban đêm này giúp cây chi thùa thụ phấn, đây là nguồn gốc của rượu tequila. Dơi đã thụ phấn cho hơn 300 loài cây ăn quả, trong đó có xoài, chuối, ổi.
Một số loài dơi đã phát triển chiếc lưỡi dài (tương tự như sâu bướm vòi) với khả năng di chuyển nhanh giống chim ruồi. Dơi đã vượt hạng cả loài chim và loài rệp bởi khả năng định vị không gian để tìm thấy các loài hoa chúng cần theo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Experimental Biology. Hoa là loài dơi này thụ phấn có xu hướng to, nhạt màu và có mùi hương mạnh mẽ giống như mùi lên men trái cây.
Chim Sunbirds
Không phải loài chim nào cũng đọ được khả năng lơ lửng trên không như loài chim ruồi. Loài chim khác lại dễ dàng hơn khi đậu ngay trên bông hoa nó muốn hút mật. Loài chim Nectarinia famosa bay lên cao và đậu ngay trên thân bông hoa. Nghiên cứu cho thấy sự hiệu quả của cách hút mật này tăng hiệu quả thụ phấn lên gấp đôi.
Các loài hoa
Bạn có thể dùng mật ong để bắt ruồi hiệu quả hơn dùng dấm nhưng bạn có thể bắt được nhiều ruồi nhất chỉ với một vật thể chết. Đó chính là chiến lược của loài hoa bốc mùi hôi thối nhất trên thế giới, trong đó có 2 loài hoa lớn nhất thế giới: hoa vua và hoa xác thối.
Những loài thực vật nổi bật này thu hút ruồi để giúp chúng thụ phấn. Hầu hết các loài hoa mà ruồi thụ phấn lại có mùi của xác chết. Chính nhờ phát hiện này, nhiều người muốn mang theo giống sang Mỹ thì họ treo gói thịt thối trên cây để thu hút nhiều ruồi hơn.
Loài vượn cáo
Loài vượn cáo cổ khoang đen trắng đã giành được giải loài động vật giúp thụ phấn nhiều nhất. Các ngón tay khéo léo của loài động vật linh trưởng này cạy những hoa của cây chuối rẻ quạt. Các con vượn cáo đẩy cái mõm dài vào những bông hoa để hút mật. Khi chúng làm như vậy, lớp phấn hoa dính vào lông của chúng. Sau đó vượn cáo đã đưa phấn hoa đến cây khác giúp thụ phấn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Thực vật học Hoa Kỳ cho rằng loài thực vật họ cọ đã tiến hóa đặc biệt nhờ loài vượn cáo. Hoa của giống cọ phát triển có vỏ dày bền mà chỉ có loài vượn cáo mới có thể bóc được. Loài thực vật sản xuất đủ mật hoa hoa loài vượn cáo ngược lại loài vượn cáo lại càng phụ thuộc vào mật hoa khi trái cây khan hiếm.
Thú hút mật Possum
Loài động vật Possum có vú họ Tarsipedidae là loài hút mật. Nó hút mật ở cây bạch đàn, hoa dại và các loài hoa khác ở phía tây nam Úc. Cái mõm và lưỡi dài của con vật có tác dụng giúp nó hút được mật hoa ở sâu bên trong. Cũng giống như loài vượn cáo, chúng sẽ mang phấn hoa đưa đi khắp nơi.
Tắc kè
Trong số động vật giúp thực vật thụ phấn có một số loài bò sát và hầu hết là loài thằn lằn trên các đảo ngoài khơi. Ví dụ, loài tắc kè đuôi xanh Phelsuma cepediana liếm mật từ hoa Trochetia trên đảo Mauritius.
Theo nghiên cứu được công bố của nhà tự nhiên học người Mỹ, những con thằn lằn này thích hút mật hoa mọc ở cây bụi Pandanus. Các bụi cây bảo vệ chúng khỏi chim săn mồi. Kết quả là những bông hoa Trochetia phát triển gần cây bụi lại được thụ phấn tốt hơn.
Ong nghệ
Loài ong là nhà vô địch côn trùng thụ phấn nhưng một số loài thực vật để thu hút ong thì phải biết cách thu hút chúng. Ví dụ như cà chua được thu phấn bởi loài ong vo vẽ. Một bộ phận của cà chua là bao phấn sẽ chỉ tạo ra phấn hoa nếu bao phấn được rung lên. Quá trình này được gọi là thụ phấn vo ve, được tạo nên bởi ong vò vẽ.
Ong bắp cày
Mỗi loài cây vả phụ thuộc vào nhiều loài ong riêng của mình để thu phấn. Hoa của quả vả ẩn bên trong trái. Ong cái sẽ chui vào bên trong quả bằng một cái lỗ nhỏ. Một khi vào bên trong, ong bắp cày sẽ tận hưởng bữa tiệc mật hoa và bí mật đẻ trứng. Khi chúng ăn xong, ong bắp cày cũng thụ phấn. Thế hệ mới của ong sẽ tiếp tục bay đến những cây vả, mang theo phấn hoa của cây cũ để nhân giống cây nhiều hơn nữa.