Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trước đó, phim Mất xác và Scandal 2- Hào quang trở lại (đạo diễn: Victor Vũ) gây ồn ào vì thông qua nội dung được hé lộ cho thấy cả hai phim đều lấy ý tưởng từ vụ án chấn động dư luận, thẩm mỹ viện Cát Tường. Vấn đề, phim nào "nhái" ý tưởng của phim nào được bàn tán rôm rả trên mạng, các diễn đàn. Phía đạo diễn Thành An cũng lên tiếng trả lời trên nhiều phương tiện truyền thông về vụ việc.
Nội dung ban đầu của Mất xác được tung ra là câu chuyện kể về bác sĩ Sinh (Hoàng Phúc đóng) làm chết người rồi ném xác bệnh nhân xuống sông. Trên poster chính thức của phim, nam diễn viên Hoàng Phúc đang cầm dao trong tư thế chuẩn bị giết người, nét mặt vừa hung bạo vừa sợ sệt. Trên poster ghi dòng chữ: “Không vớt được xác, không thể kết tội giết người”. Những tình tiết này hoàn toàn giống với vụ án Cát Tường, khiến khán giả chú ý và cũng tò mò không biết nội dung phim thế nào. Kết hợp với những lùm xùm vụ "nhái" ý tưởng càng khiến phim được mong chờ.
Tuy nhiên, câu chuyện mà Đỗ Thành An kể trong Mất xác không phải như vậy. Tất cả xoay quanh cuộc đời của Ý Linh (Tina Tình) - một cô gái làm nghề buôn bán trên sông nước miền Tây. Ý Linh phải lòng bác sĩ Sinh (Hoàng Phúc) - một người đàn ông giàu có nhưng xảo trá. Không chỉ bị phản bội, Ý Linh còn bị dì ghẻ (Phi Thanh Vân) ép làm gái, từ đó cuộc đời cô là những chuỗi dài tủi nhục mưu sinh và nuôi con gái. Bi kịch xảy ra khi con gái Ban Mai (Song Ngư) yêu Nam Anh (Only C) - con trai bác sĩ Sinh, dẫn đến cuộc hội ngộ của cô và người tình năm nào.
Phim kể về cuộc đời của cô gái "bán hoa" Ý Linh
Mở đầu phim là hình ảnh ông Sinh bị đâm máu me rồi ngã xuống sông, không tìm thấy xác, người nhà lập bàn thờ cầu siêu ngay trên bờ và thuê người tìm xác. Hai mẹ con Y Linh và Ban Mai trở thành nghi can giết người. Ai là người phải nhận lãnh trách nhiệm về cái chết của ông Sinh? Và xác của ông Sinh hiện ở đâu?... những cảnh này khiến người xem có thể liên tưởng một ít đến vụ Cát Tường.
Nhưng ngay sau đó, câu chuyện lại xoay sang một hướng khác. Kết cuộc là ông Sinh nhận ra lỗi lầm của mình, ông tự tử rồi ngã xuống sông nhưng được cứu sống. Lấy tựa đề Mất xác nhưng trong phim không có ai chết và cũng không có cái xác nào bị mất. Yếu tố kinh dị hầu như không có.
Các nhân vật trong phim ít có số phận, ngoại trừ cô gái bán hoa Ý Linh do Tina Tình thể hiện. Đây cũng là vai diễn lạ nhất từ trước đến nay của cô. Với bi kịch của Ý Linh, nhiều tình tiết được đẩy lên tới đỉnh điểm để lấy nước mắt khán giả như lúc bị con gái phát hiện mẹ làm gái, lúc con gái hỏi ba của con đâu…Tuy nhiên đó lại là một thử thách quá lớn với Tina Tình mặc dù cô đã thể hiện khá tròn trịa hình ảnh bà mẹ làm nghề gái bán hoa yêu thương và chấp nhận mọi thứ vì con. Yếu tố hài hước được đan xen ở nhân vật ông Mộc mặc dù hài chưa gây cười hiệu quả.
Nhiều cảnh hở hang và nóng bỏng trong phim
Nhiều khán giả xem xong phim có chung nhận xét câu chuyện trong Mất xác thiếu logic, khó tạo được hấp dẫn và kịch tính. Nhất là ở đoạn cuối, có một chút lúng túng khi hé lộ chi tiết Nam An không phải là con của ông Sinh và Ban Mai không phải là con của Ý Linh. Thậm chí tình tiết Ý Linh nhặt đứa con được nhiều khán giả đoán biết trước.
Nhìn chung, phim Mất xác dù được nhà sản xuất đưa vào thể loại tâm lý - kinh dị nhưng chẳng yếu tố nào được thể hiện trọn vẹn.