Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bà Nguyễn Thị Tỉnh mạnh khỏe sau những ngày lê lết vì đột quỵ.
5 lần mổ vẫn liệt giường
Căn nhà ấm cúng nằm cuối ngõ 670, đường Nguyễn Khoái, Hà Nội giờ tràn ngập tiếng cười đầm ấm khi bà Nguyễn Thị Tỉnh (80 tuổi), sau bao lần cận kề cái chết, đã mạnh khỏe trở lại, cùng sum vầy với con cháu. Nhớ lại những tháng ngày sống cùng bệnh tật, tưởng như rơi vào tay tử thần, con cháu đã chuẩn bị hậu sự, bà Tỉnh vẫn còn hoang mang và sợ hãi. Bà Tỉnh làm nghề buôn bán tại chợ rau quả nhiều năm. Vốn là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, nên ngoài việc kinh doanh bà cũng gánh vác tốt công việc gia đình.
Vào một ngày mùa đông cách đây 20 năm, cả gia đình hỗn loạn khi có người báo tin bà Tỉnh ngất xỉu ngoài chợ. Khi đưa về nhà, bà Tỉnh tỉnh táo bình thường và chỉ cảm thấy đau tức ở vùng tim. Cho rằng vì trời lạnh và tuổi cao nên bị đau là chuyện bình thường, bà Tỉnh và gia đình không để ý nhiều mà vẫn tiếp tục công việc hàng ngày. Những ngày sau đó, các cơn đau nhói ở tim bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Cảm thấy sức khỏe có điều bất thường, con cái bà Tỉnh đã nhiều lần động viên mẹ đi khám bệnh nhưng bà một mực từ chối bởi khi đó bà đang xây dở ngôi nhà – thành quả bao năm lao động vất vả của bà.
Quá sức sau những đêm thức trắng lo lắng với việc xây nhà và bán hàng, một lần nữa bà Tỉnh lại ngất xỉu giữa phiên chợ sớm. Lần này, bà được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bà bị bệnh tim dẫn đến đột quỵ, có nguy cơ bị liệt suốt đời, đồng thời, sau khi kiểm tra tổng thể còn phát hiện bà mắc ung thư cổ tử cung phải lập tức điều trị nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Chồng bà - người đang mang bệnh tật đầy người đã ngã quỵ vì xót xa, còn các con bà thì lo lắng khôn nguôi vì trước đó, bà đã 3 lần mổ biếu cổ, 1 lần mổ ruột thừa.
Theo chỉ định của bác sĩ, bà Tỉnh phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt dù khả năng thành công có thể không cao bởi sức khỏe của bà không đảm bảo, do từng mổ tới 4 lần nên trong cơ thể chứa nhiều kháng sinh, sức đề kháng cực kì kém, nhiều khả năng các vết mổ sẽ tái phát lại. Những tháng ngày đó đối với bản thân bà Tỉnh và những người trong gia đình chẳng khác nào địa ngục. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, bà đã dằn vặt rất nhiều. Những câu hỏi cứ đặt ra trong đầu: Rồi mọi chuyện sẽ như thế nào đây? Có nên làm khổ các con khi chi phí cho ca mổ là rất lớn? Ở cái tuổi này rồi sống còn để làm gì?...
Những điều đó cứ quẩn quanh, giằng xé tâm can khiến bà héo hon, gầy yếu, không ăn cũng chẳng buồn uống, bà khóc lặng người, nước mắt thấm đẫm chiếc gối. Đã không ít lần bà nghĩ hay là cứ chết quách đi để con cái đỡ khổ nhưng rồi nhìn con, nhìn cháu bà thấy nuối tiếc cuộc đời, lòng ham sống trỗi dậy. Bà muốn chứng kiến đứa cháu trai lấy vợ, đứa cháu gái thi đỗ đại học, rồi con cháu của chúng ra đời. Những tháng ngày đấu tranh với bệnh tật của bà là quãng thời gian chồng và các con bà đứng ngồi không yên, bồn chồn, lo lắng. Cô con gái lớn phải nghỉ chạy chợ, ở nhà chăm mẹ, thấy mẹ ngày càng suy sụp, không chịu ăn uống, chị cũng “thi gan” với mẹ. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, hai mẹ con, người 37kg, người 39kg, ai nhìn cũng xót xa.
Bệnh tật bất ngờ ập đến làm xáo trộn và thay đổi cuộc sống gia đình bà Tỉnh đến chóng mặt. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm được đều tiêu tan hết để chữa trị cho bà. Đau đớn hơn là sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, chưa kịp tỉnh dậy, bà lại bị biến chứng, lên cơn đau và co giật mạnh. Lần này thì mạng sống của bà chỉ còn được tính từng ngày bởi bác sĩ đã lắc đầu. Gia đình đành đưa bà về nhà để chuẩn bị lo hậu sự.
Chị Lê Thị Thúy Nga con gái bà Tỉnh làm nghề buôn bán ở chợ.
Khỏi bệnh, cai rượu, cai thuốc lá nhờ thiền
Về nhà, bà Tỉnh ở trong tình trạng “bán thân bất toại”, ăn uống và vệ sinh đều ở một chỗ. Trong lúc đó, chị Lê Thị Thúy Nga (con gái đầu lòng của bà Tỉnh) bán hàng ở ngoài chợ bị mắc chứng đau lưng kinh niên. Một hôm, khi đi thăm bố chồng người bạn bị ốm, chị lên cơn đau lưng và kiệt sức do mất ngủ và lo lắng cho mẹ nhiều. Thấy chị Nga mệt mỏi, chị Lý Trọng Thủy (một người bạn của chị Nga) đã đặt tay vào chỗ đau của chị Nga để truyền năng lượng. Cả người chị Nga như có một dòng điện chạy vào, chạy đến đâu người cảm giác dễ chịu và thoải mái đến đấy. Hỏi ra mới biết, chị Thủy đã theo học dưỡng sinh trường sinh học và bây giờ có thể đi phụ bệnh cho người khác. Nghĩ đến việc cho mẹ theo học môn học này, chị Nga phấn chấn hẳn lên vì linh cảm điều may mắn sẽ đến với mẹ chị - người đang phải vật lộn với từng cơn đau mỗi ngày.
Do bà Tỉnh bị liệt nên quá trình học vất vả hơn nhiều. Người khác ngồi thiền còn bà phải... nằm thiền. Vì là trường hợp đặc biệt, thầy phải đến tận nơi, chỉnh từng ngón tay, ngón chân của bà sao cho đúng tư thế. Dù liệt giường nhưng bà Tỉnh vẫn còn nhận thức, tuy khó khăn nhưng bà vẫn cố gắng làm đúng những lời thầy dạy. Thật may là môn học này chỉ cần được mở luân xa và tĩnh tâm là có thể thu được năng lượng nên bà càng có niềm tin để theo học.
Bà Tỉnh vui vẻ kể về những ngày học đầu tiên, những phút đầu tiên được thầy mở các luân xa như một kỳ tích bởi khi đấy bà phải nằm thiền, tay chân còn cứng và không thể giữ được lâu. Bà cảm nhận rõ ràng một nguồn năng lượng chạy thẳng vào cơ thể từ trên đỉnh đầu rồi truyền đi khắp cơ thể. Mạnh nhất là ở vùng ngực vì đó là nơi bị bệnh. Mồ hôi đầm đìa, đầu đau kinh khủng nhưng sau đó thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
Thế rồi, sau những lần toát mồ hôi ướt đẫm, bà cảm nhận được những biến chuyển rõ rệt. Rồi những giọt nước mắt nóng ấm vì vui sướng đã đến với cả gia đình bà khi sau gần 3 tháng, bà Tỉnh đã có thể ngồi dậy được và ngồi thiền hàng giờ. Với bà, cảm giác có một dòng năng lượng từ từ thẩm thấu vào người để đẩy mọi đau đớn, mệt mỏi ra ngoài là điều tuyệt vời nhất, bà như kiếm tìm được liều thuốc quý hóa giải căn bệnh đã hành hạ bà bấy lâu. Sau khi quay về bệnh viện kiểm tra lại sức khỏe, bác sĩ đã hết sức sửng sốt trước tình trạng sức khoẻ của bà và vui mừng thông báo bà không phải tiến hành phẫu thuật thêm bất cứ lần nào nữa.