Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hỏi: Xin TMT cho biết: Phát triển bền vững và định hướng chiến lược phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới như thế nào? (Tôn Phi - Phan Văn Trị, P7, quận Gò Vap, TPHCM).
Ảnh minh hoạ: IE
Đáp: Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi đã thống nhất khái niệm “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sựu phát triển đó là sự phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường".
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ đã ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững (Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đây là chiến lược khung, bao gồm những định hướng làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và các cá nhân liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm thực hiện phát triển bền vững nước ta trong giai đoạn 2011 – 2020.
Nội dung cơ bản của định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam
a. Phát trển bền vững – con đường tất yếu của Việt Nam
• Về kinh tế: nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa, từng bước Hiện đại hóa. Năng lực nội sinh được cải thiện đáng kể.
• Về xã hội: cuộc sống dân cư được cải thiện. Chỉ số phát triển con người tăng nhanh (HDI) tuổi thọ bình quân đạt 71t, ngang với các nước có thu nhập trung bình. Giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh tính theo chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.
•Về môi trường: hình thành được hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường từ trung ương đến cơ sở và ban hành hệ thống pháp luật khá đồng bộ, công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn. Độ che phủ rừng đã tăng nhanh. Các doanh nghiệp quan tâm hơn đến đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.
b. Những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên nhằm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam
Về kinh tế:
- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
- Phát triển bền vững các vùng và địa phương.
Về xã hội:
- Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
- Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số.
- Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
- Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương.
- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động.
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Về tài nguyên và môi trường:
- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
- Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp.
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
- Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng.