Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chùm ảnh độc đáo về Mặt Trời và những ngôi sao chụp từ vũ trụ Tin ảnh

(17:26:51 PM 05/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Cùng TMT ngắm những hình ảnh mới độc đáo về Mặt Trời và những ngôi sao chụp từ vũ trụ

Khi các ngôi sao nơ-tron va chạm nhau

 


Sự va chạm của các vì tinh tú đến từ nhiều nguyên nhân  khác nhau. Khi các ngôi sao nơ-tron kỳ lạ bắt đầu va chạm như sự mô phỏng của hình ảnh, sự cố này sẽ tạo nên cả hố đen lẫn các nguyên tố hạng nặng, điển hình như là vàng, như một hệ quả.


Những ngôi sao bị va chạm và sao nơ-tron nặng khoảng 1.5 lần so với mặt trời. Sự va chạm kết thúc và những mảnh vỡ này đan dính lại với nhau thành một quả cầu với chiều rộng khoảng 12 dặm (khoảng 20km).


Những mảnh vỡ này được tạo thành bởi nơ-tron và các hạt nguyên tử mà chúng thường ẩn trong trung tâm của các nguyên tử. Lực hấp dẫn mạnh mẽ của những ngôi sao bị va chạm làm chúng hiện ra và ép chúng chặt chẽ lại với  nhau đến nỗi một muỗng cà phê mảnh vỡ nhỏ của ngôi sao nơ-tron có thể nặng bằng một chiếc chiến hạm.


Khi các ngôi sao nơ-tron va chạm, vụ nổ đó được phát hiện mỗi ngày một lần từ Trái Đất, các lõi kết hợp của các ngôi sao vỡ tan tành và trở thành một lỗ đen.


Một vài mảnh vụn của vụ va chạm khổng lồ trong vũ trụ này là những phân tử đậm đặc hơn sắt, điển hình như vàng và nhiều nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong thiết bị điện tử hiện đại. Có lẽ nhẫn vàng lấp lánh đeo trên ngón tay mọi người được tạo ra giống như từ vụ va chạm này.


Siêu bão Mặt Trời va chạm hệ thống Mặt Trời

 


Đôi khi Mặt Trời không mấy thân thiện và sự không thân thiện đó chúng ta có thể thấy (phải) và quỹ đạo của nó (trái).

 

Trái đất đã  tránh né cơn bão Mặt Trời khủng khiếp diễn ra mà nó chỉ trong 9 ngày cách đây 2 năm từ vụ phun trào kinh hoàng này.


Những nhà vật lý nghiên cứu năng lượng Mặt Trời dự đoán rằng sức mạnh của cơn bão 2012 này sẽ phá kỷ lục của cơn bão Mặt Trời dữ dội trước đây, một sự kiện năm 1859  đã đốt cháy dây cáp điện báo với cường độ của nó. Họ cảnh báo rằng một vụ nổ như vậy nếu nó đụng thì sẽ làm nổ biến áp, hệ thống dây dẫn điện, đường đây điện và đin tử trên toàn thế giới.


Sự che khuất một phần được thấy từ vũ trụ

 


NASA đã chụp lại cảnh Mặt Trăng ở vị trí  giữa Mặt Trời và Trái Đất vào đầu năm nay.


Hiện tượng khuyết  một phần này kéo dài 2,5 giờ khi nhìn từ không gian, một kỷ lục cho tàu vũ trụ khi các nhà thiên văn từ tàu nhìn về phía Mặt Trời kèm theo  những dấu hiệu của cơn bão Mặt Trời hướng về Trái Đất .


Mặt Trời phun trào năng lượng khổng lồ vào không gian

 


Một vụ phun trào năng lượng Mặt Trời khủng khiếp phóng vụt ra từ bề mặt nóng rực của Mặt Trời

 

”Phun trào Nhật hoa” này đã gây ra những cơn bão Mặt Trời và ánh sáng đến từ phương Bắc khi chúng định tiến vào Trái Đất.


Những  vầng hào  quang hình cầu  xung quanh  Mặt Trời

 


Vầng hào quang Mặt Trời và bầu không khí nóng rực của nó được chụp lại trong những bức ảnh ghép  này từ cơ quan vũ trụ.


Độ nóng bề mặt Mặt Trời  rất nóng với khoảng 9.940 độ F (5.500 độ C). Nhưng vầng hào quang được sinh ra từ từ trường mạnh của Mặt Trời trở nên nóng dần hơn và nhiệt độ của nó đo được tới  hàng triệu độ.


Những bức ảnh ghép cho thấy những hoạt động của dải băng xung quanh hào quang ,những vành đai này thắt chặt hơn những hoạt động trong thượng tầng khí quyển mà nó chuyển động lên và xuống xuyên qua  ngôi sao như thể chúng đã trải qua chu kỳ 11 năm hoạt động của cơn  bão trên Mặt Trời.


Năng lượng Mặt Trời khổng lồ thoát khỏi bề mặt với vận tốc lớn




Một dải của ngôi sao mang năng lượng phóng ra từ bề mặt của Mặt Trời trong bức ảnh trên được NASA chụp vào tháng 4.

 

Vụ giải phóng năng lượng  từ Mặt Trời này xuất hiện thường xuyên được đẩy bởi lực từ trường kết hợp sau đó tách riêng ra .


Màn trình diễn pháo bông ngoài Trái Đất

 

Một bộ ba pháo hoa của những  tia  ánh sáng rực lửa thoát ra từ  Mặt Trời mà bạn có thể thấy trên những bức ảnh minh họa 


Thể hiện trong ánh sáng tia tử ngoại, các pháo sáng được bắn ra từ những tia X-class mạnh nhất của pháo sáng, có khả năng gấy mất điện sóng vô tuyến nếu chúng tiến vào Trái Đất.


Những luồng tia sáng từ ngôi sao khổng lồ




Một vụ phun trào  pháo sáng có hình dạng giống như ngọn lửa phát ra từ ngôi sao khổng lồ mới được hình thành được mô phỏng bằng siêu máy tính với công nghệ cao.


Với những ngôi sao có kích cỡ lớn như vậy, có lẽ nặng từ 10 đến 100 lần so với Mặt Trời đặt ra một câu đố cho các nhà thiên văn học là chúng được hình thành như thế nào. Sự mô phỏng sẽ giúp ta giải thích được bao nhiêu lượng khí và bụi có thể kết hợp với nhau để tạo nên một  ngôi sao khổng lồ với nhiều pháo sáng đi kèm.


Những vầng hào quang Helix của các ngôi sao chết



Có hình dạng như một con mắt mở rộng, tinh vân Helix sáng rực  rỡ trong bức ảnh nổi tiếng này.


Những nhà thiên văn học nghi ngờ tinh vân thực sự là một cặp luồng khí hình dẹt thoát ra từ một đôi ngôi sao chết. Đặt dưới góc độ sắc nét, các luồng khí hình dẹt phẳng kết hợp lại để tạo ra các bên mí mắt của tinh vân khi nhìn từ Trái Đất.

HỒ THỊ MINH HOÀ (Theo dailymail)