Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh: TL
Đối với tổ chức đang sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 không phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu. Việc đăng ký quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Điểm lưu ý khác của Luật đất đai 2013 là việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau thực hiện theo Điều 26 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP; cấp Giấy chứng nhận đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện theo Điều 27; cấp Giấy chứng nhận đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng thực hiện theo Điều 28. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo Điều 19 của Nghị định này.
Cũng theo quy định thuộc thẩm quyền của thành phố Hà Nội, trường hợp công chức, viên chức thừa hành nhiệm vụ công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu làm sai lệch hồ sơ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đến nay, toàn thành phố đã cấp Giấy chứng nhận cho 8.427/19.247 thửa đất của các tổ chức cần kê khai, cấp Giấy theo quy định (riêng năm 2013 cấp được 1.200 Giấy, đạt 120% kế hoạch; năm 2014 phấn đấu cấp 2.000 Giấy).
Hiện, để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức và trụ sở cơ quan Nhà nước, Hà Nội thực hiện cấp ngay Giấy chứng nhận mà không đợi kết quả xử lý, sắp xếp lại cơ sở nhà đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không phải thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc và cấp chỉ giới đường đỏ. Thành phố cũng đang nghiên cứu hình thức cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch cho thuê đất hàng năm để sử dụng cùng công trình theo hiện trạng.