Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Trước mắt, năm 2015 tỉnh phát triển diện tích mía 5.000 ha, trong đó, vùng trồng tập trung 4.500 ha, sản lượng mía nguyên liệu đạt 350.000 tấn, chữ đường bình quân 11 CCS. Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư thâm canh tăng năng suất và ổn định vùng mía nguyên liệu 6.000 ha với sản lượng 420.000 - 450.000 tấn, chữ đường bình quân 12 CCS. Quy mô và địa bàn quy hoạch trồng mía ở vùng U Minh Thượng 3.350 ha, Tứ giác Long Xuyên 1.500 ha và vùng Tây Sông Hậu 1.150 ha.
Ngoài việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu, tỉnh kiến nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ đất trồng mía tương tự như đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành. Có chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía đường tại địa phương theo chuỗi sản xuất hàng hóa và tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Sản xuất vụ mía đường năm nay, tỉnh Kiên Giang xuống giống 5.165 ha. Xí nghiệp mía đường Kiên Giang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân 1.387 ha với giá sàn 800 đồng/kg mía 10 CCS, đầu tư cho nông dân vay vốn sản xuất 27 triệu đồng/ha trồng mới và 10 triệu đồng/ha mía lưu gốc. Công ty xây dựng mô hình trình diễn kết hợp tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm ở những nơi trồng mía đạt hiệu quả; tập huấn kỹ thuật cho người trồng mía; phối hợp với Viện mía đường Bến Cát nghiên cứu chọn tạo giống mía mới phù hợp với vùng quy hoạch trồng mía ở địa phương để tăng năng suất, sản lượng và chữ đường.
Tuy nhiên, trồng mía ở Kiên Giang trong thời gian qua tồn tại nhiều khó khăn, bất cập nhưng chưa được tháo gỡ. Giá mía liên tục giảm trong các năm gần đây nên người trồng mía không yên tâm sản xuất. Hệ lụy là nhiều hộ nông dân chuyển đổi trồng mía sang trồng những loại cây trồng khác. Việc cạnh tranh mua mía nguyên liệu giữa các nhà máy đường trong vùng diễn ra phức tạp, nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ. Thu hồi nợ đầu tư trồng mía trong nông dân và sản xuất chế biến, tiêu thụ đường gặp nhiều khó khăn. Nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất. Hệ thống kênh mương, thủy lợi, thủy nông nội đồng, đường giao thông, lưới điện… vùng trồng mía tập trung chưa được đầu tư, không đáp ứng yêu cầu sản xuất.