Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Công bố hướng dẫn điều trị và phòng nhiễm cúm H1N1; Thêm một bệnh nhân cúm AH5N1 tử vong; Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, v.v…, là những sự kiện y tế tháng 4/2009.
Công bố hướng dẫn điều trị và phòng nhiễm cúm H1N1
Chiều 29/4, Viện các Bệnh Truyền nhiễm&Nhiệt đới Quốc gia (Bộ Y tế) đã có văn bản hướng dẫn việc chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm lợn H1N1 trong bối cảnh cúm lợn H1N1 làm 169 người chết trên toàn cầu (tính đến ngày 30/4).
Theo đó, bệnh cúm lợn có những biểu hiện lâm sàng như sốt cao trên 38 độ, viêm long đờm hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
Những trường hợp có khả năng mắc bệnh là những người có tiếp xúc với nguồn bệnh đã được xác định, xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng không xác định được thứ tuýp.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14761
Thêm một bệnh nhân cúm AH5N1 tử vong
Ngày 24/4, Cục Y tế Dự phòng&Môi trường (Bộ Y tế) thông báo có thêm bệnh nhân Phạm Thị Hào, 23 tuổi ở xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa tử vong vì mắc cúm AH5N1.
Chị Hào khởi bệnh ngày 16/4 và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa và Bệnh viện tư nhân Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa điều trị nhưng không đỡ.
Đến ngày 21/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tràn dịch màng phổi, màng tim, suy thận, thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong ngày 22/4.
Theo kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với virút cúm AH5N1. Điều tra dịch tễ cho thấy trong khu vực xã Thiên Phủ, nơi bệnh nhân sinh sống có hiện tượng gà chết không rõ nguyên nhân.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14664
Tìm thấy vi khuẩn bệnh tiêu chảy trong nước tinh khiết
Sở Y tế Hà Nội tiếp tục phát hiện thêm nhiều mẫu nước có chỉ số vi sinh vật cao, không đảm bảo chất lượng nước uống tinh khiết, trong đó có vi khuẩn Colifoms.
Ngày 10/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) Thành phố đã xét nghiệm được 134 mẫu nước tinh khiết đóng bình của các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Ngoài chín mẫu đã công bố hông đạt chỉ tiêu chất lượng về nồng độ pH theo quy định, còn có 5 mẫu nước có chỉ số vi sinh vật cao, không đảm bảo chất lượng nước uống tinh khiết.
Tất cả năm mẫu nước trên đều chứa vi khuẩn Colifoms, một vi khuẩn gây ra các bệnh tiêu chảy, đường ruột nguy hiểm, vốn không được phép có mặt trong nước uống tinh khiết.
Trong khi đó, một xã ở Đồng Nai có 600 người bị tiêu chảy cấp. Chỉ trong một tuần, rất nhiều người dân tộc thiểu số thuộc xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, có triệu chứng giống nhau như tiêu chảy, sốt, mất nước. Có người bị nặng đi tiêu chảy trên 10 lần một ngày.
Theo ông Nguyễn Bá Định, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Xuân Lộc, tổng số bệnh nhân phải cấp cứu lên tới gần 600 người.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14322
Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại
Ngày 20/4, PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết, từ đầu năm 2008 đến nay, cả nước xảy ra hơn 50 vụ dịch bệnh truyền nhiễm lớn, nhỏ, trong đó nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng tăng trở lại.
Bốn năm gần đây, số bệnh nhân mắc thủy đậu liên tục tăng cao ở hầu hết các tỉnh khu vực miền Bắc. Riêng năm 2008 xảy ra nhiều vụ dịch thủy đậu nhỏ tại một số tỉnh, thành phố như Lai Châu, Bắc Kạn, Hải Dương, Hà Tĩnh...
Dịch quai bị sau khi tăng đến đỉnh năm 2004, 2005 đi xuống song, đến năm 2008, có dấu hiệu tăng trở lại.
Trong khi đó, tại TP HCM, sáu loại bệnh thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm màng não, tiêu chảy cùng lúc tăng mạnh tại TPHCM. Riêng số trẻ mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tăng 30 phần trăm so với cùng thời điểm tháng trước.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14563
Hai mỹ phẩm từ tế bào gốc do người VN chế tạo
Các nhà nghiên cứu của Công ty Cổ phần Sinh học&Y học tái tạo (FBM) vừa cho biết, kết quả đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc của họ đã đến được công chúng. Đó là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược phẩm nhưng được dùng với mục đích thẩm mỹ.
Hai sản phẩm nói trên là Juvian và JuviGrow S. Juvian bản chất là dung dịch nuôi cấy tế bào, khi tiếp xúc với da (sử dụng cho da mặt) sẽ thẩm thấu vào da và cung cấp dưỡng chất cho tế bào gốc da. Khi đó, tế bào gốc da sẽ khoẻ và tất cả các đặc tính sinh học của da nhờ đó được cải thiện.
Tế bào gốc da khoẻ sẽ sản sinh ra nhiều collagen hơn, khiến da săn chắc, sẽ sản sinh ra lượng hyaluronic acid đủ để khiến da giữ được độ ẩm cần thiết, độ mịn để phát triển tốt…
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14172
VN xây dựng quy trình chẩn đoán trên phôi người
Ngày 24/4, bác sĩ Hồ Mạnh Tường (Tổng Thư ký Hội Nội tiết Sinh sản&Vô sinh TP.HCM) (HOSREM) cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng thành công qui trình chẩn đoán di truyền trên phôi người. Đây là nghiên cứu đầu tiên có khả năng chẩn đoán di truyền trên phôi người ở VN.
Đây là nghiên cứu đầu tiên có khả năng chẩn đoán di truyền trên phôi người ở VN.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14666
Lần đầu tiên phát hiện loài giun tròn sống ký sinh trên mắt người
Lần đầu tiên phát hiện một loài giun tròn sống ký sinh trên mắt người trong bệnh nhân 26 tuổi ở Thái Nguyên. Sau khi nhận được mẫu bệnh phẩm, các nghiên cứu viên của bộ môn ký sinh trùng - trường Đại học Y Hà Nội đã tiến hành định dạng bằng hình thái học và xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ cũng như tên gọi khoa học của chúng.
Loài giun này có tên khoa học là Thelazia callipaeda, chúng thường sống ký sinh trên kết mạc mắt của các vật nuôi trong nhà như chó, mèo và thỏ…
Giun trưởng thành có chiều dài tới 15mm, màu trắng sữa, đầu nhọn, đuôi cong, mình tròn hình ống. Khi đó, chúng sẽ đẻ ra ấu trùng làm thức ăn cho ruồi nhà. Ấu trùng sẽ phát triển trong ống tiêu hóa của ruồi, đến tuổi sẽ nhiễm lên vùng miệng rồi truyền lây sang người.
Giun sẽ sống ký sinh trên kết mạc mắt, có thể gây tắc tuyến lệ, viêm nhiễm và những biểu hiện rất khó chịu.
Xem chi tiết tại:
http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=39&cate2=155&msgId=14372
PV