Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ IE
Các đại biểu đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực đ ồng bằng sông Cửu Long . Đó là nguyên tắc, khả năng phục hồi đô thị và thực tiễn cho đồng bằng sông Cửu Long; kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre; vấn đề xâm nhập mặn tại Trà Vinh và tầm nhìn tương lai cho thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long… Từ các chủ đề, nhiều đại biểu nhấn mạnh, biến đổi khí hậu và nước biển dâng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tác động lớn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như cuộc sống của cư dân, vì vậy cần những giải pháp thích ứng phù hợp nhằm giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây nên.
Về khả năng phục hồi đô thị và thực tiễn thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Stephen Tyler – cố vấn cao cấp ISET nhấn mạnh: Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu không chỉ là nhiệm vụ của một sở, ngành đơn lẻ, mà cần có quá trình lập kế hoạch phối hợp, cần có hành động của tất cả các thành phần trong xã hội. Từ đó, huy động sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương và cải thiện thông tin cộng đồng là hai yếu tố cốt yếu. Khả năng thích ứng là một nỗ lực liên tục, không phải mục tiêu hữu hạn.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với mục tiêu là công cụ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và cán bộ kế hoạch xác định, lựa chọn các ưu tiên đầu tư cho thích ứng biến đổi khí hậu gắn với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần có 4 bước: Khẳng định các mục tiêu ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu và chỉ số đo lường lợi ích trực tiếp; phân loại và sàng lọc hoạt động, dự án; chấm điểm các hoạt động, dự án; xếp hạng ưu tiên các hoạt động, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu để phân bổ ngân sách…
Các đại biểu cũng thảo luận các vấn đề quan trọng và chia sẻ các kinh nghiệm về thích ứng biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành phố trong khu vực, tập trung vào chính sách lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển và quy hoạch đô thị; công tác phòng chống sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tầm nhìn chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng về chiến lược xây dựng năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ , ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết: Thời gian qua, thành phố đã triển khai và đẩy mạnh nhiều hoạt động chống biến đổi khí hậu như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; cơ cấu lại sản xuất; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện một số dự án kè, đê bao, nâng cấp đô thị… Bên cạnh đó, Cần Thơ đã triển khai một số dự án can thiệp như: Dự án “nâng cao năng lực thể chế quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu”; dự án “tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và kiểm soát khí thải nhà kính” hay dự án “nâng cao năng lực ứng phó với xâm nhập mặn”…