Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trước thông tin, gần đây Trung Quốc đã loan tin sẽ xây dựng đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma trong quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, là việc Philippines chính thức tố cáo, việc Trung Quốc đang cải tạo, xây dựng sân bay trái phép nhằm thay đổi hiện trạng năm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bằng những hình ảnh được chụp lại từ vệ tinh của nước này. Ngày 13/6, TS. Bùi Trọng Tuyên - Trưởng ban quản lý dự án vệ tinh nhỏ - Phó Viện công nghệ vũ trụ - Viện hàn lâm khoa học công nghệ VN đã bày tỏ quan điểm của mình.
Bức ảnh vệ tinh VNREDSat-1 chụp tại bờ đông và bờ tây của đảo Phú Quốc, Việt Nam.
PV: - Sau 1 năm vận hành hệ thống vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 phục vụ nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đặc biệt là giám sát tài nguyên môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám. Là Trưởng ban quản lý dự án vệ tinh nhỏ, ông có thể khải quát đến nay vệ tinh này hoạt động ra sao?
TS. Bùi Trọng Tuyên: - Theo quy định 1388 có sẵn Viện hàn lâm khoa học công nghệ VN, cũng đã quy định rõ việc phối hợp với Cục viễn thám - Bộ Tài nguyên môi trường để thực hiện đề án này.
Thậm chí, hiện nay hai bên luôn luôn có thông tin và quy chế phối hợp, vận hành quản lý với nhau theo quy chế 30 của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo hoạt động vệ tinh vẫn hoạt động tốt.
PV: - Được biết, vệ tinh VNREDSAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 7/5/2013. Hai ngày sau đó, Trạm thu ảnh viễn thám của Việt Nam đã thu được những bức ảnh đầu tiên do vệ tinh này gửi về. Cho đến thời điểm hiện tại, vệ tinh này có chụp được hình ảnh của biển đảo Việt Nam hay không, thưa ông?
TS. Bùi Trọng Tuyên: - Chúng tôi vẫn hoạt động để có mối quan hệ chặt chẽ, ngày nào cũng làm việc với nhau.
Còn việc chụp ảnh là thường xuyên phục vụ các nhu cầu, yêu cầu từ đặc thù đến thường xuyên của một số cá nhân, tổ chức. Công việc này Viện hàng tháng vẫn làm.
PV:- Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64,820 tỷ đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam? Được đánh giá là dự án lớn, vậy tại sao Philipines chụp được hình Trung Quốc đang làm thay đổi thực trạng tại đảo Gạc Ma mà VN thì không?
TS. Bùi Trọng Tuyên: - Tôi nghĩ chương trình biển đảo do bên Viện thực hiện. Do không giám sát thường xuyên nên nó có tính chất nghiên cứu dài hạn, còn việc giám sát thường xuyên thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng.
Còn công việc chúng tôi đang làm, nó mang tính giám sát có tính phát triển kinh tế XH, còn giám sát mục đích an ninh quốc phòng thì phải là nghiên cứu tổng thể biển đảo.
PV:- Được biết, theo báo cáo kết quả thu nhận sau 1 năm hoạt động, xử lý ảnh của VNRED Sat-1 và khai thác sử dụng ở trạm thu ảnh viễn thám Việt Nam, từ khi đi vào hoạt động vệ tinh đã thu được 20.719 ảnh; trong đó có 6.071 ảnh trong lãnh thổ Việt Nam và 14.648 ảnh ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tính đến khi được bàn giao cho Việt Nam vệ tinh đã thu được 3.661 ảnh. Đối với phần biển đảo của Việt Nam vệ tinh đã chụp 1.557 cảnh với tổng diện tích đã chụp khoảng 240.000 km vuông. Vậy với đảo Gạc Ma, vệ tinh có chụp được không, thưa ông?
TS. Bùi Trọng Tuyên: - Chúng tôi có thể chụp khắp mọi nơi theo yêu cầu các đơn vị, ở đâu chúng tôi cũng chụp được, không những toàn lãnh thổ VN mà còn có thể chụp toàn thế giới.
Nhưng còn hình ảnh của đảo Gạc Ma thì đó là bí mật quân sự, chỉ có Bộ QP mới có quyền được biết.