Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hôm qua, Bộ Y tế có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và dịch cúm A/H1N1. Bên cạnh đó, tại nhiều tỉnh phía
Dịch bệnh có thể lây lan khi thực phẩm được xử lý ở nguồn nước như thế này. Ảnh: Phạm Yên |
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ ngày 6 - 11/5, ghi nhận năm trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại ba địa phương là Thanh Hóa, Bắc Ninh, Nam Định trong số 54 trường hợp tiêu chảy cấp.
Tích lũy từ ngày 20/4/ đến 11/5, cả nước ghi nhận 25 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả.
Tại Thanh Hóa, đến cuối ngày 12/5, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 11 ca dương tính với phẩy khuẩn tả. Ngành chức năng nhận định, khả năng số bệnh nhân bị dịch tả tiếp tục tăng, tuy nhiên dịch vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Ông Hà Đình Ngư - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh Thanh Hóa - cho biết, hiện nay việc xác định nguồn mầm bệnh dịch tả, xử lý môi trường được đơn vị thực hiện rất nghiêm ngặt. Bởi lẽ, có nhiều bệnh nhân thường trú ở một địa phương nhưng lại phát bệnh ở một địa phương khác hoặc sử dụng nguồn thực phẩm gây bệnh ở nơi khác.
Địa phương có người mắc bệnh được xác định là: huyện Hoằng Hóa, Hà Trung, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa và thị xã Bỉm Sơn. Số người mắc bệnh ở TP Thanh Hóa tập trung ở khu vực gần chợ Nam Thành, phường Đông Vệ.
Đặc điểm bệnh dịch tả tại Thanh Hóa trong nhiều năm qua và thời điểm này là xuất hiện đầu tiên ở những bệnh nhân nhiều tuổi, và phát hiện chậm. Ngành chức năng cũng đã xác nhận một mẫu nước lấy ở ao thuộc xã Hà Lâm, huyện Hà Trung dương tính với phẩy khuẩn tả.
Ba người chết vì bệnh sốt xuất huyết Ngày 12/5, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị triển khai công tác dập dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP trong tháng 5. Theo ghi nhận của Trung tâm Y tế Dự phòng TP, hiện nay trung bình mỗi tuần số ca mắc SXH trên địa bàn TP dao động từ 145-165 ca. Từ đầu năm đến nay tỉ lệ người mắc SXH tăng 19 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Các quận - huyện có số người mắc SXH cao nhất là quận 6 (209 ca), quận 8 (281 ca), Thủ Đức (283 ca), Tân Phú (211 ca), Bình Tân (297 ca), chiếm 38 phần trăm trong tổng số ca mắc của toàn TP, trong đó, có ba trường hợp tử vong (có 1 trẻ em) cư ngụ tại quận 3, Tân Phú và Tân Bình.
Đây là địa phương có gia đình vừa tổ chức một bữa ăn tập thể, đồng thời ở gần với địa bàn có bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả.
Ngày 12/5, tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí (Quảng Ninh) cho hay, đang tích cực điều trị cho bệnh nhân Trương Thị Hinh, 57 tuổi trú tại Thanh Sơn, Uông Bí.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp. Xét nghiệm của bệnh viện cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả.
Qua xác minh, ngày 7/5, bệnh nhân cùng sáu người trong gia đình đi ăn cỗ tại tỉnh Hưng Yên và chị Hinh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy với mức độ tăng dần và nhập viện ngày 10/5.
Các trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm và phẩy khuẩn tả rải rác tại nhiều quận huyện tại các tỉnh, thành phố, có một số ít trường hợp có liên quan về dịch tễ, tuy nhiên không có ổ dịch lớn xảy ra.
Qua điều tra dịch tễ, các bệnh nhân có sử dụng một số thực phẩm như thịt chó, mắm tôm sống, rau sống, một số thức ăn không đảm bảo vệ sinh khác; sử dụng thức ăn đường phố.
TS Trịnh Quân Huấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - nhận định, thời gian tới có thể sẽ ghi nhận thêm một số tỉnh có trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm do sự giao lưu qua lại giữa các khu vực, điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, ngập lụt tạo điều kiện cho việc phát tán mầm bệnh. Với việc xử lý kịp thời ngay ca mắc đầu tiên, sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc rải rác.
TS Huấn cho biết thêm, trước tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đang lan nhanh, Bộ Y tế có công văn gửi các địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cử đoàn công tác do lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng & Môi trường đi chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại một số tỉnh có nguy cơ cao xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.
Nguy cơ dịch cúm A/H1N1 xâm nhập rất cao
Bệnh nhân tả đang điều trị tại Bệnh viện E, Hà Nội Ảnh: T.Hà |
Về dịch cúm A/H1N1, Bộ Y tế thông báo, tích lũy từ ngày 25/4 đến nay có 225.083 hành khách nhập cảnh từ Mỹ, Mexico, và một số quốc gia nguy cơ khác, phát hiện 35 trường hợp nghi ngờ cúm A/H1N1, tổ chức cách ly và xét nghiệm kịp thời. Kết quả đều âm tính với cúm A/H1N1.
Trên thế giới, hàng ngày tiếp tục xác nhận thêm các nước mới có trường hợp mắc bệnh cúm A/H1N1, số trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 có xu hướng tăng nhanh.
Số quốc gia ghi nhận trường hợp mắc và số trường hợp mắc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới do sự giao lưu qua lại giữa các quốc gia và một số nước khác ngoài Mexico và Mỹ, bắt đầu ghi nhận bệnh nhân tại cộng đồng.
Ngày 12/5, Thái Lan, Phần Lan và Cu Ba gia nhập danh sách các nước và vùng lãnh thổ có người bị nhiễm dịch cúm A/H1N1. Con số thiệt mạng vì dịch cúm trên toàn thế giới tăng lên 61 người, trong đó có 56 trường hợp ở Mexico.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, gần 5.000 ca nhiễm dịch cúm A/H1N1 được xác định, riêng Mexico có hơn 2.000 người, Mỹ có hơn 2.600 người.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ/ngành liên quan đầu tư cho Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư xây dựng trung tâm nghiên cứu y sinh học quốc tế để đảm bảo nghiên cứu, chẩn đoán, phát hiện nhanh các dịch bệnh tối nguy hiểm;
Hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Bộ Y tế phục vụ công tác chống dịch, tập trung vào một số lĩnh vực như bổ sung máy đo nhiệt độ, các trang thiết bị phục vụ giám sát tại các cửa khẩu, trạm kiểm dịch;
Mua vật tư, hóa chất, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu xử lý ổ dịch trong tình huống có nhiều ổ dịch và có thể kéo dài, mua thuốc, máy thở, giường bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân, chủ động đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế trong trường hợp có nhiều người mắc bệnh.
Ở TPHCM, ghi nhận ba ca tử vong vì sốt xuất huyết. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM cho thấy, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ người mắc SXH tăng 19 phần trăm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, có ba trường hợp tử vong gồm hai người lớn và một trẻ em.
Số ca mắc nhiều chủ yếu ở các quận 6, 8, quận Thủ Đức, Tân Phú và Bình Tân.
Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng & Môi trường (Bộ Y tế) sắp tới, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông, hỗ trợ thuốc Tamiflu và các trang thiết bị phòng hộ cá nhân phòng chống cúm A/H1N1. Bộ Y tế nhận định nguy cơ dịch cúm A/H1N1 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Trong tình trạng khẩn cấp, để đáp ứng công tác phòng chống dịch, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế được mua sắm theo hình thức chỉ định thầu. |
(Theo Tiền Phong, Người Lao Động)